Lượng nhập khẩu trân châu vào Nhật tăng đột biến

Cùng với trào lưu các thức uống có trân châu của giới trẻ, lượng nhập khẩu sản phẩm này đang tăng lên từng ngày.

Theo thống kê thương mại, lượng nhập khẩu trân châu và thay thế trân châu trong 7 tháng đầu năm 2019 là 6.270 tấn. So với cùng thời kì năm ngoái đã tăng 5,8 lần, đạt giá trị 2,1 tỉ yên (452 tỉ đồng). Cả 2 chỉ số trên đều cao hơn nhiều năm 2018 với tổng lượng nhập khẩu là 2.928 tấn, đạt giá trị 860 triệu yên. So với năm 2018 thì lượng nhập khẩu tăng 1,4 lần và kim ngạch nhập khẩu tăng 1,8 lần, đạt kỉ lục từ trước đến nay.

 

Cho đến năm 2017, nước xuất khẩu trân châu nhiều nhất sang Nhật Bản là Thái Lan nhưng đến năm 2018 đã bị Đài Loan vượt lên dẫn đầu. Lượng nhập khẩu trân châu từ Đài Loan vào Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm 2019 là 5.435 tấn, tăng 8,9 lần so với cùng kì năm 2018 và thống trị Nhật Bản với 87% thị phần.

Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là vì các cửa hàng đồ uống trân châu Đài Loan tại Nhật ngày càng nhiều lên như Chunshuitang hay Gongcha dẫn đến lượng nhập khẩu sản phẩm Đài Loan cũng tăng vọt. Chunshuitang hiện có 14 cửa hàng ở Tokyo, Osaka, Fukuoka… và liên tục mở rộng từ năm 2013. Tháng 10 năm nay hãng sẽ mở cửa hàng thứ 15 tại Hiroshima.

 

Một nguyên nhân khác cho sự bùng nổ của trân châu là do số người làm đồ uống và bánh kẹo sử dụng trân châu tăng lên. Trên chuyên trang chia sẻ công thức nấu ăn Cookpad lượng tìm kiếm từ khoá “trân châu” trong tháng 8 đã tăng 6,6 lần so với tháng trước.

Trân châu được làm từ tinh bột khoai mì. Tại Đài Loan sản xuất được khá ít khoai mì nên họ thường nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam rồi gia công thành hạt trân châu để xuất khẩu.

Ứng dụng dành cho những tín đồ mê trà sữa trân châu

 

Theo日経

bình luận

ページトップに戻る