Nguyên nhân sâu xa khiến người Việt liên tục sang Nhật Bản để trộm cắp

Một chuyên gia chống trộm cắp người Nhật cho rằng quần áo, thuốc, thực phẩm tốt cho sức khỏe, v.v. do Nhật Bản sản xuất có chất lượng cao và phổ biến nên có thể dễ dàng đổi thành tiền mặt ở bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy đây là nhóm hàng dễ dàng bị trộm cắp nhắm tới để bán lại.

 

Vụ trộm cắp xuyên quốc gia có tổ chức

Vào tháng 2 năm 2024 tại Nhật Bản, bốn nam nữ người Việt Nam đã lấy trộm 87 món quần áo trị giá khoảng 350.000 yên từ một cửa hàng Uniqlo nằm trong một trung tâm thương mại ở quận Chuo, tỉnh Fukuoka. Theo báo cáo của cảnh sát, 4 người này đến Nhật Bản với ý định trộm cắp sau khi nhận được chỉ dẫn từ một phụ nữ khoảng ngoài 40 tuổi sống ở Việt Nam. Từ năm 2018 đến năm 2023, không chỉ thành phố Fukuoka mà các cửa hàng ở khu vực KantoKansai đã có ít nhất 66 vụ trộm cắp được xác nhận. Thiệt hại mất khoảng 5.237 món đồ với tổng trị giá 19,7 triệu yên. Việc tội phạm lặp đi lặp lại liên tục tại các cửa hàng khác nhau là nguyên nhân lớn nhất gây ra thiệt hại đến mức không thể xếp vào loại trộm cắp trong cửa hàng.

 

Thủ đoạn trộm cắp có tính toán

Uniqlo

  • Đừng tập trung vào các cửa hàng nhỏ, hãy tập trung vào các cửa hàng lớn trong khu vực
  • Thay vì mang vali vào cửa hàng, hãy mang đồ ra và cất đi ở ngoài cửa hàng

Người chỉ đạo là một phụ nữ ở Việt Nam đã yêu cầu các nghi phạm ăn trộm những món đồ như áo khoác, áo len… vốn đang được yêu thích ở Việt Nam với chỉ dẫn rõ ràng về màu sắc, kích cỡ. Người này được cho là đã đưa ra hướng dẫn về các cửa hàng cần nhắm đến cũng như phương pháp trộm cắp. Cảnh sát đã ra lệnh bắt giữ người này với tư cách là nghi phạm chính trong vụ án này.

Các đối tượng đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là “kagonuke” hay “mochidashi”, đây là một hình thức táo bạo khi tận dụng lối ra dạng mở dành riêng cho các cửa hàng quần áo. Thoạt nhìn thì việc các lối vào/lối ra có tầm nhìn tốt là một biện pháp an ninh hiệu quả nhưng tầm nhìn tốt cũng giúp ích cho kẻ trộm. Nếu không có người theo dõi, đối tượng xấu có thể lấy đi sản phẩm và mang ra dễ dàng.

Bốn người bị bắt có vẻ đã thừa nhận tội danh và nói rằng họ làm điều đó vì đang gặp khó khăn, không có đủ tiền trang trải cuộc sống. Một số trong đó thì nói rằng họ buộc phải làm thế để trả nợ cho người phụ nữ đứng đầu vụ án này.

 

Sản phẩm có mác tiếng Nhật thì cao cấp hơn

Uniqlo

Tại Việt Nam, Uniqlo cũng đã mở một số cửa hàng nhưng tại sao lạo có những người Việt đến Nhật Bản để mua sắm tại cửa hàng Uniqlo Nhật Bản?

Nguyên nhân của điều này chắc chắn là do ở Nhật dễ bị trộm hơn (vì sự khác biệt về hệ thống an ninh) nhưng trên hết, “cảm giác cao cấp của hàng Nhật” là nguyên nhân lớn nhất. Tại Việt Nam, các sản phẩm Uniqlo có gắn thẻ sản phẩm Nhật Bản được ưa chuộng hơn và được bán với giá cao hơn trên các trang bán hàng trong nước. Trên thực tế, nhìn vào những món đồ mà 4 người bị bắt đã ăn trộm thì ngoài sản phẩm Uniqlo, còn có nhiều thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, bàn chải đánh răng và kem đánh răng cao cấp có khả năng cao đã bị đánh cắp từ các nhà bán lẻ khác.

 

Sản phẩm Nhật Bản chất lượng cao có giá trị ở mọi nơi

Don Quijote

Các sản phẩm mà họ nhắm tới rất đa dạng và khác nhau tùy thuộc vào mặt hàng mà cửa hàng. Ví dụ, trong các siêu thị thực phẩm thì mục tiêu là trái cây chất lượng cao, sản phẩm tươi sống, đồ ngọt. Trong số này thì gạo, đồ uống có cồn, thịt và cà phê là những mặt hàng bị trộm cắp nhiều nhất.

Lần này, không chỉ Uniqlo chịu thiệt hại nặng nề mà các hiệu thuốc cũng bị thiệt hại nặng nề. Các vụ trộm mỹ phẩm, serum làm đẹp, thuốc cảm, thuốc giảm đau, thuốc dạ dày, thuốc bổ, thực phẩm bổ sung, bộ dầu gội, v.v., đã lần lượt xảy ra trên khắp cả nước với quy mô lớn. Gần đây xảy ra hàng loạt vụ trộm sữa bột, kem Nivea, một số loại thuốc bổ, thuốc đắp cao cấp trên quy mô lớn khiến việc xử lý rất khó khăn. Quần áo, thuốc, thực phẩm tốt cho sức khỏe, v.v. do Nhật Bản sản xuất đều có chất lượng cao và được ưa chuộng nên có thể dễ dàng quy đổi thành tiền mặt ở bất kỳ quốc gia nào.

Đôi nét về thực phẩm chức năng tại Nhật Bản

 

Thách thức nhân viên cửa hàng

trộm cắp

Hầu hết các tên trộm người Việt đều phân rõ vai trò người canh gác, người thực hiện, người lái xe. Họ thích những cửa hàng có khu vực bán hàng rộng rãi và ẩn mình trong những lối đi hẹp, sau những cây cột và những nơi có kệ cao. Việc họ dò xét trước cửa hàng là điều đương nhiên, khi nhận thấy những cảnh báo của cửa hàng, một số còn khiêu khích bằng cách đi loanh quanh trong cửa hàng và liên tục cho sản phẩm vào rồi lấy ra.

Khi phạm tội, họ tập hợp nhóm của mình lại và di chuyển nhanh chóng đến mức đáng ngờ xung quanh cửa hàng, đùa giỡn với các nhân viên cửa hàng và nhân viên bảo vệ đang theo dõi. Một chiến thuật khác là cử một đi lang thang khắp nơi và lấy trộm những món đồ đắt tiền nhân lúc hỗn loạn. Chúng chạy trốn rất nhanh và ngay cả khi có thể thu hồi được các vật phẩm (vật phẩm bị hư hỏng) thì hiếm khi có thể bắt được hết cả nhóm. Những tên trộm ngày nay hoạt động lén lút bằng cách mở rộng phạm vi hoạt động để tránh bị lọt vào tầm ngắm và khó nắm bắt được chuyển động của chúng.

 

Nghiêm trị với hành vi trộm cắp

toi pham nhat ban

Một chuyên gia chống trộm cắp người Nhật chia sẻ rằng kể từ khi có COVID-19, tình trạng trộm cắp hàng loạt của người Việt Nam đã giảm dần. Trước đây, các đồn cảnh sát lo lắng về việc thiếu thông dịch viên nói tiếng Việt nhưng cơ hội trộm cắp có vẻ giảm đi do nhiều người phải trở về Việt Nam. Điều này có lẽ là do thực tế có nhiều khả năng bị theo dõi bên trong các cửa hàng hơn khiến khó trộm cắp hơn. Các sản phẩm mà nhóm trộm cắp nhắm đến đều cố định và nhân viên cửa hàng có thể nhận ra người nước ngoài qua ngoại hình và quần áo nên có thể cảnh giác cao độ. Không rõ đây có phải là lý do hay không nhưng số người ăn trộm trái cây, cây cảnh, ô tô, v.v. ngày càng gia tăng và một số đang chuyển sang các tội phạm sinh lời nhiều hơn như lừa đảo bằng điện thoại thông minh và buôn bán ma túy .

Nhiều nghi phạm người Việt bị bắt cho đến nay đã phủ nhận cáo buộc dù có bằng chứng rõ ràng và vẫn không hề hối hận. Tuy nhiên cảnh sát Nhật Bản rất nghiêm khắc đối với hành vi phạm tội của người nước ngoài, và nếu ai đó bị bắt quả tang ăn trộm trong cửa hàng, họ sẽ bị buộc tội bất kể mức độ thiệt hại. Đã có trường hợp bị bắt chỉ vì vài chục yên cho chai nước và được thả với điều kiện phải trở về nước.

Tổng hợp thông tin các vụ trộm cắp do người Việt gây ra tại Nhật 

 

Số vụ trộm cắp trong cửa hàng lần đầu tiên tăng sau 24 năm

trộm cắp

Theo “Thống kê tội phạm” của Cơ quan Cảnh sát Nhật Bản, số vụ trộm cắp trong cửa hàng được báo cáo trên khắp Nhật Bản vào năm 2020 là 93.168 vụ, tăng 9.570 vụ so với năm trước (tăng 11,4%). Đây là lần đầu tiên sau 24 năm, số vụ được trình báo vốn đã giảm dần qua từng năm kể từ khi Cơ quan Cảnh sát Quốc gia ban hành thông báo vào năm 2010 yêu cầu tất cả các trường hợp trộm cắp trong cửa hàng phải được báo cáo, lại bắt đầu tăng lên. Có giả thuyết cho rằng tổng thiệt hại hàng năm là 808,9 tỷ yên nhưng không thể đưa ra con số chính xác.

Những lý do chính dẫn đến sự gia tăng số lượng các trường hợp trộm cắp được báo cáo bao gồm các cửa hàng lớn hơn, sự dễ dàng đổi đồ ăn trộm lấy tiền mặt, khuyến nghị sử dụng túi riêng do tính phí cho túi nhựa và việc sử dụng rộng rãi các túi đựng đồ cá nhân. Bằng cách tính phí túi nhựa, việc mang theo những chiếc túi lớn dường như không còn là điều khác thường nữa và cũng không thiếu những người lợi dụng điều này để lấy đi số lượng lớn đồ cùng một lúc.

Hơn nữa, các phương pháp thanh toán mới như tự thanh toán và thanh toán bằng giỏ hàng đã tạo ra lỗ hổng cho tội phạm. Thủ đoạn của họ là thanh toán ít hơn số lượng thực tế đang cầm… Ngay cả khi có bị bắt họ vẫn dễ dàng đưa ra những lý do bào chữa như quét mã sản phẩm không thành công, quên cho vào giỏ hàng…

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

Đọc báo thú vị hơn 

ĐỪNG BỎ QUA – HOÀN TOÀN FREE! NHANH TAY ĐĂNG KÝ THÔI NÀO! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Nguồn: president

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る