Trẻ em thức dậy hoặc ăn sáng muộn có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ

Tháng 6 năm 2020, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Tokyo đã thực hiện điều tra về tình hình sức khoẻ của học sinh khi trường học bị đóng cửa vì COVID-19. 6.220 học sinh từ 8 đến 15 tuổi được chia làm 2 nhóm để phân tích.

  • Dậy rất sớm: 20% (dậy lúc 6:00, ăn sáng lúc 6:00 – 7:00)
  • Dậy sớm: 24% (dậy lúc 7:00, ăn sáng lúc 7:00)
  • Dậy muộn: 34% (dậy lúc 7:00 – 8:00, ăn sáng lúc 8:00)
  • Dậy rất muộn: 26% (dậy lúc 8:00 – 10:00, ăn sáng lúc 9:00 – 10:00)

thức dậy

Trẻ em thức dậy và ăn sáng muộn ít hoạt động thể chất hơn so với trẻ em thức dậy và ăn sáng sớm. Nhóm này dành nhiều thời gian hơn để xem điện thoại, TV (≧ 4 tiếng/ngày), thời gian học ngắn (<2 tiếng/ngày), có xu hướng bỏ bữa sáng và bữa trưa thường xuyên hơn. Ngoài ra, những trẻ có thói quen dậy và ăn sáng muộn có xu hướng tiêu thụ ít vitamin, khoáng chất, rau, trái cây, hải sản và các sản phẩm từ sữa, ngược lại tiêu thụ nhiều đường, bánh kẹo và nước ngọt hơn.

Cách giúp con bạn yêu thích món ăn Nhật Bản

Theo nghiên cứu này, khi trường học đóng cửa trong thời gian dài, trẻ em thức dậy và ăn sáng muộn hơn nhiều so với thời gian bình thường và ăn sáng. Điều này làm gia tăng số trẻ em có lối sống không lành mạnh. Giáo sư Satoshi Sasaki của nhóm nghiên cứu cho rằng khi trường học đóng cửa do dịch bệnh, người thân trong gia đình cần giúp duy trì nhịp sống ở nhà giống như khi đi học để đảm bảo sức khỏe của các em.

Tập thể dục theo đài – hoạt động thể thao người Nhật nào cũng biết

 

Tham khảo: www.u-tokyo.ac.jp

bình luận

ページトップに戻る