50 hành vi bắt nạt – chèn ép trong công ty Nhật (tổng hợp)
Pawa harasumento (bắt nguồn từ tiếng Anh là power harassment/tiếng Nhật là パワーハラスメント,được viết tắt là パワハラ – pawahara). Đây là từ chỉ các hành động cậy quyền lực mà bắt nạt, chèn ép nhân viên như cấp dưới, đàn em ở môi trường làm việc. Nó ảnh hướng tới tinh thần và cả thể xác của nạn nhân.
Tại bài viết này, LocoBee sẽ tổng hợp 50 hành vi được coi là pawahara ở Nhật để các bạn đang hoặc sẽ làm việc ở Nhật, biết và bảo vệ mình hay đồng nghiệp, bạn bè, người quen.
10 công việc được trả lương cao nhất ở Nhật Bản
#1. Pawahara liên quan đến thái độ
- Chế nhạo
- Khinh thường
- Biến cấp dưới thành người làm trò
- Vờ như không thấy
- Thái độ thay đổi tuỳ vào đối phương là ai
- Nói những điều mỉa mai
- Ép làm việc quá sức
- Không cho nghỉ ốm
- Trốn tránh trách nhiệm
- Trách móc mang tính một chiều
- Dù chỉ là một lỗi nhỏ nhưng 5 lần 7 lượt bắt viết Bản kiểm điểm
#2. Pawahara liên quan đến việc bắt nạt, chèn ép về công việc
- Giám sát quá mức
- Không cung cấp thông tin hay kiến thức cần thiết cho công việc
- Không thực hiện hoặc phân bổ những hỗ trợ cần thiết cho nhân viên
- Khiển trách trong suốt mấy giờ đồng hồ
- Luân chuyển công việc không căn cứ trên mong muốn hay năng lực, kinh nghiệm
- Đánh giá thấp những nỗ lực của nhân viên
- Giao quá ít công việc
- Tước bỏ hoặc cách chức một cách bất hợp lý
- Đe dọa sẽ bị phạt tài chính khi mắc sai lầm trong công việc
#3. Pawahara liên quan đến việc bắt nạt, chèn ép về lời nói
Nói người đối phương
- “Cậu thật vô dụng”
- “Kẻ trộm tiền lương”
- “Sự tồn tại của cậu thật là vướng mắt, chỉ thấy tôi đã khó chịu”
- “Thật đúng là tốn tiền xăng xe”
- “Có gàu dính trên vai của cậu kìa”
- “Nếu bạn không có động lực, cậu nên nghỉ việc đi”
- Lạm dụng như “chết” hoặc “giết”
#4. Pawahara liên quan đến việc bạo lực
- Đập đồ đạc
- Lớn tiếng đe doạ đối phương
- Ném tàn thuốc về phía nhân viên
- Các hành vi như đánh vào đầu, đá, xô đẩy
#5. Pawahara liên quan đến việc dùng quyền lực để cô lập đối phương
- La hét trước mặt các nhân viên khác
- Từ chối các trao đổi, ý kiến một cách hà khắc
- Cố tình cô lập
- Không mời người mà cấp trên không thích tới các buổi tiệc, nhậu
- Lan truyền tin đồn không hay
- Coi như không nhận được cuộc gọi hay email
#6. Pawahara liên quan đến các hành động mang tính ép buộc
- Ép uống rượu
- Ép đi chơi, đi nhậu sau giờ làm việc
- Dù hôm sau đó có công việc nhưng vẫn ép đi uống cùng tới sáng
- Ép phải tham gia vào các bữa tiệc uống rượu mang tính tự nguyện
- Sai làm công việc lặt vặt
#7. Pawahara liên quan đến việc quấy rối quyền riêng tư
- Tự ý xem điện thoại cá nhân của nhân viên
- Chế giễu đặc điểm thể chất điển hình của đối phương
- Chế giễu việc người nào đó không có kinh nghiệm trong chuyện tình cảm
- Phủ định hoặc nói xấu tôn giáo mà đối phương đang theo
- Gọi điện, nhắn tin vào khung giờ cá nhân
Khi làm việc ở Nhật, đặc biệt là người nước ngoài, chúng ta cần biết đâu là những hành vi mang tính lạm dụng quyền lực để bảo vệ chính mình. Mong rằng bạn không phải gặp những tình huống như thế này khi làm việc ở Nhật.
Bài viết cùng chuyên mục:
50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 1)
50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 2)
50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 3)
50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 4)
50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 5)
50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì cuối)
Có thể bạn quan tâm:
Làm việc tại Nhật: Ưu điểm và nhược điểm của nhân viên chính thức (kì 2)
Tổng hợp LocoBee
bình luận