50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì cuối)

パワーハラスメント (Pawa harasumento) có thể được dịch là quấy rối quyền lực, chỉ hành động bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc, gây tổn hại về tinh thân, thể chất. Từ này được viết tắt là パワハラ.

Có những hành vi được thực hiện một cách có ý thức và có cả hành vi vô thức mà mắc phải. Đây thường chỉ các hành vi dựa vào quyền lực mà chèn ép nên sẽ là cấp trên đối với cấp dưới. Tuy nhiên cũng có 逆パワハラ (逆パワーハラスメント) – Gyaku Pawa hara tức là cấp dưới có các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần của cấp trên.

Cùng xem các hành vi được xem là bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc qua các bài viết của LocoBee ở chuỗi bài viết về Pawa hara này nhé!

10 công việc được trả lương cao nhất ở Nhật Bản

 

Liên quan đến việc quấy rối quyền riêng tư 

#1. Tự ý xem điện thoại cá nhân của nhân viên

Ví dụ điển hình của việc can thiệp vào đời sống cá nhân là việc nhìn hoặc thao tác trên điện thoại của người khác. Việc nhìn vào điện thoại, xem tin nhắn đến rồi nói “liên lạc từ bạn gái/bạn trai hả?” cũng được xem là hành động quấy rối đời tư, dù cho đó là lời nói đùa. Người đó sẽ bị cảm thấy mình bị xâm phạm vào quyền cá nhân vậy.

lam viec o nhat ban

 

#2. Chế giễu đặc điểm thể chất điển hình của đối phương

Việc lấy điểm đặc trưng của người nhân viên cấp dưới ra để đùa cợt, xem thường là hành vi làm ảnh hưởng đến tinh thần, thể diện của người đó. Ngay khi cả người nói không có ý xấu nhưng việc cân nhắc lời nói trước khi phát ngôn là vô cùng cần thiết.

 

#3. Chế giễu việc người nào đó không có kinh nghiệm trong chuyện tình cảm

Có thể xuất phát từ lòng tốt nhưng việc mai mối, giới thiệu nhân viên cho ai đó cũng là hành động bắt nạt, chèn ép lợi dụng quyền hạn. Việc yêu đương, tình cảm là điều mà nhiều người muốn tự mình quyết định cũng như đó là chuyện cá nhân. Những quan tâm thái quá, không cần thiết là điều gây ra áp lực cho nhân viên cấp dưới.

 

#4. Phủ định hoặc nói xấu tôn giáo mà đối phương đang theo

Quyền tự do tôn giáo được Hiến pháp công nhận. Rõ ràng, phủ nhận hoặc nói xấu về một tôn giáo hoặc tín ngưỡng cụ thể là vi phạm nhân quyền cũng như là hành vi bắt nạt chèn ép nơi công sở.

 

#5. Gọi điện, nhắn tin vào khung giờ cá nhân

Gọi điện hay nhắn tin cho cấp dưới là hành vi bắt nạt, chèn ép nơi làm việc vì nó xâm phạm vào thời gian cá nhân của người đó. Dù là ai cũng có quyền có thời gian, không gian riêng của họ và sau giờ làm thì đó là tài sản của họ. Việc gọi điện, nhắn tin vào sau giờ làm có thể làm cho người đó cảm thấy áp lực.

lam viec o nhat ban

Khi làm việc ở Nhật, đặc biệt là người nước ngoài, chúng ta cần biết đâu là những hành vi mang tính lạm dụng quyền lực để bảo vệ chính mình. Mong rằng bạn không phải gặp những tình huống như thế này khi làm việc ở Nhật.

Bài viết cùng chuyên mục: 

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 1)

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 2)

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 3)

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 4)

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại công ty Nhật (kì 5)

 

Tổng hợp LOCOBEE

 

bình luận

ページトップに戻る