Mẹo giao tiếp dành cho người thấy khó khăn khi tiếp tục cuộc trò chuyện (kì 2)

Mọi người có rất nhiều lo lắng, hầu hết đều liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Cụ thể, nhiều người lo lắng rằng khi trò chuyện với ai đó. Nếu bạn có thể loại bỏ điểm yếu của mình trong cuộc trò chuyện, bạn có thể nâng cao công việc và cuộc sống cá nhân của mình, nhưng trước hết, bạn cần tìm hiểu lý do tại sao cuộc trò chuyện không thể tiếp tục.

Trong bài viết này, LocoBee sẽ chỉ ra một số điểm chung thường thấy ở những người không tiếp tục được cuộc trò chuyện và một số mẹo cải thiện cho từng đặc trưng nhé.

3 mẹo cần biết để tài khoản ngân hàng ở Nhật một cách khoa học

 

#1. Phản ứng hời hợt, kiểu không quan tâm nhiều

Các cuộc trò chuyện được tạo thành từ việc hỏi đáp, trình bày và phản ứng. Tùy thuộc vào phản ứng của đối phương, tâm trạng của người nói sẽ thay đổi. Nếu phản ứng của người kia cực kỳ yếu vào thời điểm đó, cảm hứng để trình bày, chia sẻ sẽ tự nhiên giảm xuống và cuộc trò chuyện sẽ có xu hướng bị gián đoạn.

Để cuộc trò chuyện diễn ra tốt đẹp, điều quan trọng là bạn phải “đừng suy nghĩ quá sâu”. Thực tế là ít người nhớ hết chi tiết các cuộc trò chuyện. Trong nhiều trường hợp, ấn tượng chung đáng nhớ hơn, vì vậy điều quan trọng là không làm cho không khí tại nơi đó bị trùng xuống.

 

#2. Căng thẳng

“Căng thẳng” cũng là một đặc điểm của những người không có một cuộc trò chuyện liên tục.

Không có gì ngạc nhiên khi con người có xu hướng không thể nói tốt khi họ đang căng thẳng. Nhiều người cảm thấy thoải mái khi nói chuyện riêng với gia đình và bạn bè, nhưng lại cảm thấy lo lắng khi nói chuyện với người khác giới tại nơi làm việc hoặc lần đầu tiên. Ngay cả khi bạn nhận được sự tiếp cận một cách tích cực từ phía đối phương, nhưng chính vì căng thẳng mà bạn không thể trình bày tốt hoặc câu trả lời trở nên bị cụt.

Vào những lúc như vậy, chìa khóa để tiếp tục cuộc trò chuyện là “cố gắng nói rõ về bản thân bạn”. Khi bắt đầu và giữa cuộc trò chuyện, nếu bạn thú nhận rằng bạn đang lo lắng, chẳng hạn như “Tôi thực sự hơi căng thẳng”, bạn sẽ cảm thấy đỡ căng thẳng hơn và mọi người cũng cảm thông cho bạn hơn và từ đó bạn lại dần dần lấy lại được sự tự tin của mình.

 

#3. Sợ sự im lặng

Nhiều người không giỏi trong việc duy trì trò chuyện chia sẻ “Tôi rất sợ khi có một khoảng trống khi giao tiếp”. Do đó, có nhiều trường hợp người ấy cố gắng lấp đầy sự im lặng bằng việc nói một cách không cần thiết hoặc đơn phương, nhưng điều này lại khiến người đối diện cảm thấy rất khó nói chuyện.

Bí quyết giao tiếp hiệu quả của người Nhật

Những lúc như vậy, “nói chậm” là điều quan trọng như một chìa khóa để tiếp tục cuộc trò chuyện. Nếu bạn nói vội, chủ đề sẽ nhanh chóng cạn kiệt, nhưng nếu bạn nói chậm, nhịp độ cuộc trò chuyện sẽ bình tĩnh và bạn sẽ dễ dàng giữ được một lúc. Ngay cả khi sự im lặng đến, bạn sẽ có thể tìm ra manh mối mới nếu bạn không vội vàng và cắt bỏ những chủ đề quen thuộc.

 

#4. Khả năng quan sát kém

“Cái nhìn sâu sắc yếu và không thể hiểu được cảm xúc của đối phương” cũng là một đặc điểm chung của những người không có một cuộc trò chuyện liên tục.

Người bạn đang nói chuyện và bản thân bạn là những người riêng biệt. Không phải lúc nào cũng nói về những quan điểm giống mình vì mọi người đều có những suy nghĩ khác. Để thiết lập một cuộc trò chuyện, cần phải có khả năng suy nghĩ với cảm xúc của đối phương ở một mức độ nào đó, nhưng nếu khả năng này yếu, thường xảy ra trường hợp cuộc trò chuyện không gắn kết.

Để tránh điều này và để giao tiếp hiệu quả thì bí quyết đó là “quan sát kỹ người kia”. Việc bạn không nhìn kỹ người đối diện và đưa ra phán đoán chỉ dựa trên suy nghĩ của bản thân là một sự hiểu lầm, vì vậy hãy nhớ quan sát nét mặt, cử chỉ, giọng nói, v.v. của người kia trước khi đoán cảm xúc của bạn.

 

#5. Không nhìn vào mắt người đối diện hoặc nhìn quá nhiều

Mắt là cơ quan quan trọng để giao tiếp với người khác. Bởi vì con người đọc rất nhiều thông tin từ đôi mắt của họ. Tuy nhiên, những người không giao tiếp bằng mắt thường không được tin tưởng vì đối phương sẽ nghĩ rằng họ không sẵn sàng trò chuyện. Mặt khác, ngay cả khi bạn nhìn quá nhiều, đối phương sẽ có xu hướng xa lánh vì họ nghĩ rằng bạn là thù địch với họ.

Chìa khóa đó là phải “cẩn thận về tỷ lệ và thời điểm nhìn vào mắt người đối diện.” Trên thực tế, khi bạn đang nói chuyện, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn không nhìn quá nhiều vào mắt người đối diện. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhìn kỹ vào mắt người kia khi người kia đang nói hoặc những lúc đang đề cập đến những điểm quan trọng.

5 câu nói của cha mẹ làm con trẻ căng thẳng

Mẹo giao tiếp dành cho người thấy khó khăn khi tiếp tục cuộc trò chuyện (kì 1)

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る