Nhật Bản nghiên cứu ra cách sản sinh 100% cá trê giống cái

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã thành công trong sản sinh 100% cá trê giống cái bằng một hợp chất có trong đậu nành. Đây là một phương pháp phát triển hứa hẹn làm tăng hiệu quả sản xuất của loài cá này và các loài khác khi giống cái có giá trị kinh tế hơn giống đực.

Nhóm nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản của Đại học Kindai và có trụ sở tại Trạm Shingu của viện ở Shingu, tỉnh Wakayama, đã sử dụng isoflavone – một hợp chất được tìm thấy trong đậu nành có tác dụng tương tự như kích thích tố nữ – để tạo ra cá trên toàn cái. Thành công này được xác nhận đầu tiên trên nước Nhật.

Ảnh minh hoạ 

Trưởng nhóm nghiên cứu và Phó giáo sư khoa học nuôi trồng thủy sản Toshinao Ineno nhận xét về việc cá cái phát triển nhanh hơn cá đực “bằng cách này, hiệu quả sản xuất sẽ tăng lên”.

Theo ông Ineno, trong việc nuôi cá da trê vốn đang thu hút sự chú ý như một giải pháp thay thế cho những con lươn chưa đến mùa thu hoạch. Những con cái phát triển đến trọng lượng được vận chuyển đi – ít nhất là 600 gam – trong vòng 6 đến 10 tháng sau khi nở. Vì vậy, ông Ineno đã nảy ra ý tưởng sử dụng isoflavone đậu nành, đang được bán thương mại như một loại thực phẩm chức năng.

Thí nghiệm được tiến hành với cá trê được chia thành 5 bể khác nhau:

  • 1 bể chứa nước nuôi cá thông thường
  • 3 bể chứa “genistein” nồng độ khác nhau, một thành phần hóa học của isoflavone đậu nành
  • 1 bể chứa hormone nữ hòa tan trong nước

Mối bể có 150 con cá được nuôi trong 15 ngày trước khi chuyển chúng sang nước thường cho đến khi chúng được 150 ngày tuổi. Người ta thấy:

  • 68% cá trê trong bể nước thông thường là cá cái
  • 96% cá trê trong bể nước với genistein ở nồng độ 100 microgam/lít
  • 100% cá trê trong bể nước với genistein ở nồng độ 400 microgam/lít
  • 100% cá trê trong bể nước với được xử lý bằng nội tiết tố nữ

Ảnh minh hoạ 

Genistein chiết xuất được sử dụng làm thuốc thử trong thí nghiệm, phương pháp này bị cấm trong việc nuôi cá làm thức ăn cho người.

Ineno nói, “Trong tương lai, chúng tôi muốn nghĩ ra các phương pháp mà cá trê có thể hấp thụ được isoflavone ở đậu tương trong đồ ăn của chúng như sử dụng đậu nành. Ông cũng nói thêm rằng nhóm nghiên cứu dự định thử làm với cá tầm – loại cá sản xuất trứng cá muối – cũng bằng cách sử dụng isoflavone đậu nành này.

Sân bay Narita chính thức sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt từ tháng 7

Hình ảnh chú mèo Nhật Bản đạt 1,5 triệu lượt xem trên Youtube

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る