Mối quan hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và khả năng lây nhiễm virus corona

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Một khảo sát được thực hiện vào tháng 1 năm 2021 đối với 10.000 người tại 47 tỉnh trên toàn quốc (phân bổ theo giới tính, độ tuổi và quận) với mục đích tìm hiểu điều kiện ngủ thực tế của người Nhật, thói quen ngủ và giấc ngủ.

Người Nhật làm gì khi thời gian ở nhà tăng lên vì corona?

Từ lâu, người ta đã chỉ ra rằng giấc ngủ là không thể thiếu để tăng cường khả năng miễn dịch, và ngủ đủ giấc là cần thiết để tác dụng của vắc xin cúm và corona được phát huy đúng mức. Điều này cho thấy chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, có nghĩa là chúng ta cần ngủ nhiều hơn.

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2020 đến cuối tháng 1 năm 2021, khi so sánh các giá trị độ lệch giấc ngủ giữa những người đã có vấn đề về sức khoẻ, cảm thấy có vấn đề (nhóm 1) và những người không có hai hiện tượng trên (nhóm 2), giá trị độ lệch giấc ngủ thấp hơn đáng kể ở những người nhóm 1. Giá trị độ lệch giấc ngủ của những người bị nghi ngờ mắc virus corona, cụ thể là những người được điều trị y tế tại khách sạn, đặc biệt thấp.

Đáng chú ý là phân tích chỉ ra rằng 42% những người được điều trị y tế tại khách sạn “đã từng được điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ trong quá khứ hoặc hiện tại”. Tỷ lệ này là cực cao so với 3% ở những người không mắc bệnh. Điều này cho thấy trong những người nghi ngờ nhiễm corona thì tỉ lệ nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ là rất cao.

Dữ liệu cũng tiết lộ rằng những người được điều trị y tế tại khách sạn thường xuyên uống rượu và hút thuốc, đây là những thói quen liên quan đến lối sống cũng liên quan nhiều đến hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Chia sẻ của bác sĩ người Nhật sau khi tiêm vắc xin ngừa corona

 

Theo PRTIMES

bình luận

ページトップに戻る