Lí giải nguyên nhân chiều cao trung bình của người Nhật suy giảm

Nhóm nghiên cứu của Đại học khoa học Nhật Bản công bố rằng chế độ ăn kiêng của người mẹ khi mang khi ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ em khi trưởng thành.

Tại Nhật Bản, chiều cao trung bình đã tăng khoảng 15cm trong 100 năm qua do sự cải thiện về điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh kể từ thời Meiji. Tuy nhiên người ta cho rằng nó có xu hướng suy giảm trong những năm gần đây.

Cho đến hiện tại theo các dữ liệu khoa học người ta nhận thấy rằng người mẹ khi mang thai mà ăn kiêng thì trẻ được sinh ra có cân nặng chưa đến 2.500g và khả năng cao là trẻ sẽ thuộc nhóm “trẻ sơ sinh nhẹ cân”. Ngoài ra khoảng 10% trong số đó sau khi trưởng thành sẽ có chiều cao thấp hơn trung bình. Nhóm nghiên cứu còn nhận thấy rằng cơ chế này không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ thứ nhất (con) mà còn ảnh hưởng đến thế hệ thứ hai (cháu), thế hệ thứ ba (chắt) và có thể là các thế hệ sau nữa.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng chuột trong phòng thí nghiệm để tìm ra yếu tố của tình trạng tầm vóc thấp. Đó là vật liệu di truyền có tên miR-322 có trong gan. Những đứa trẻ có tầm vóc thấp do người mẹ ăn kiêng khi mang thai có nhiều miR-322 trong cơ thể. Điều này làm cho sự dẫn truyền hormone tăng trưởng kém đi khiến ức chế phát triển chiều cao. Thêm vào đó, cho dù người mẹ ở thế hệ sau không ăn kiêng khi mang thai thì miR-322 vẫn tiếp tục xuất hiện ở thế hệ cháu chắt khiến cho tầm vóc của chúng trở nên thấp hơn.

Theo Trung tâm nghiên cứu y tế phát triển quốc gia, tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân ở Nhật Bản đã tăng lên khoảng từ năm 1980 và chiều cao trung bình sau khi trưởng thành của người Nhật cũng có xu hướng giảm theo.

Nhóm nghiên cứu của Đại học y khoa Nhật Bản hi vọng rằng nghiên cứu này trong tương lai có thể góp phần tìm các các phương pháp điều trị thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.

Lời khuyên cho mẹ Việt khi mang thai tại Nhật

 

Theo www.ncchd.go.jp, www.nature.com

bình luận

ページトップに戻る