Còi báo động – vật bảo vệ trẻ em và các bạn nữ ở Nhật

Trẻ em sau giờ tan học hay phụ nữ/ các bạn gái đi bộ một mình vào lúc đêm khuya là những đối tượng dễ gặp nguy hiểm bởi kẻ xấu xâm hại. Chính vì thế còi báo động  (防犯ブザー bohan buza) là thiết bị mà phụ nữ hay trẻ em thường mang theo bên mình.

 

Tác dụng của còi báo động

Dù là kẻ xấu nhưng ánh sáng và âm thanh là 2 thứ khiến chúng sợ hãi. Chính vì thế mà còi báo động được chế tạo ra với mục đích là thiết bị động cho 2 đối tượng chính là trẻ em và phụ nữ.

  • Âm thanh của còi báo động có thể làm cho kẻ xấu bỏ chạy hoặc khi chúng hoảng sợ chúng ta có thể bỏ chạy
  • Việc mang theo bên mình thôi đã trở thành vật cả khả năng khiến kẻ xấu phải tránh xa
  • Vì âm thanh khá lớn nên nó có khả năng làm cho mọi người xung quanh chú ý mà từ đó kẻ xấu sẽ phải bỏ chạy

 

Chú ý khi về còi báo động

  • Vì được sử dụng khi bản thân gặp nguy hiểm nên nếu như âm lượng bé/ hoặc không hoạt động thì sẽ vô cùng nguy hiểm nên cần phải kiểm tra xem âm lượng có vấn đề gì không
  • Thường xuyên kiểm tra xem đã hết pin hay chưa
  • Cách phát ra âm thanh của các còi báo động khác nhau là khác nhau vì thế cần phải xác định điều này
  • Trẻ em không biết cách bảo quản nên cần lựa chọn loại có khả năng sử dụng lâu dài một chút
  • Vì để bên ngoài túi xách hoặc cặp nên cần sử dụng loại chống nước
  • Tránh việc đeo vào cổ vì có thể gặp tình trạng nguy hiểm trong trường hợp kẻ xấu cố kéo cái dây đó cổ sẽ bị siết

 

Chọn còi báo động

Nên chọn còi với những đặc điểm sau đây:

  • Có cả âm cao và âm thấp hoạt động theo chu kì
  • Có âm lượng từ 85dB trở lên
  • Còi kêu liên tục từ 20 phút trở lên
  • Dễ sử dụng: loại kéo hoặc bấm nút (miễn sao lúc nguy hiểm có thể dễ dành sử dụng nhất có thể)

 

Âm lượng của còi báo động ở Nhật

Trên bao bì của còi báo động có ghi các số liệu có đơn vị là dB. Đây chính là con số liên quan đến âm lượng của các loại còi báo động có ở Nhật.

  • 120dB… tương đương với âm lượng của động cơ máy bay, động cơ phản lực 
  • 110dB… đương đương với âm lượng của còi xe hơi 
  • 100dB… tương đương với tiếng của tàu điện đi qua hoặc tiếng của áp suất nước 
  • 90dB… tương đương với tiếng chó sủa, công trường đang hoạt động hay bên trong quán karaoke 
  • 80dB… tương đương với khi đang ngồi trong tàu hầm/ tàu điện hoặc tiếng đàn piano 
  • 70dB… tương đương với tiếng ve kêu hoặc tiếng nước sôi 

Trong trường hợp trang bị cho trẻ em, để trong những tình huống nguy hiểm các em không bị mất bình tĩnh, việc luyện tập cách sử dụng cho trẻ là điều cần thiết. Nếu như cảm thấy không an tâm khi đi đường đặc biệt là hay phải về nhà muộn do đi làm, đi làm thêm thì hãy tự trang bị cho mình một chiếc còi báo động nhé.

Làm thế nào khi bị quấy rối tình dục tại Nhật Bản

Cần làm gì khi thiên tai ập đến?

 

shinonome kiri (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る