Hội chứng khó đọc viết

“読み書き障害”  (yomikaki shogai) là một cụm từ dùng để chỉ hiện tượng gặp khó khăn trong quá trình đọc viết – chứng khó đọc viết.

Dưới đây là hình ảnh những bài kiểm tra viết Hán tự của một học sinh mắc chứng khó đọc viết:

Ảnh NHK

Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu Tâm thần kinh quốc gia Nhật Bản cho biết đến nay người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của triệu chứng khó đọc viết.

Ông chia sẻ “Triệu chứng này lần đầu tiên được công bố vào năm 1896 ở Anh. Người bình thường sau khi nhìn một chữ thì có thể hình thành được phát âm của chữ đó. Sau đó, nhìn vào cấu trúc của từ đó mà hiểu được nghĩa của nó như một từ vựng. Tiếp tục đặt từ đó trong mạch của câu và hiểu nghĩa của từ vựng đó trong mạch văn này. Quá trình này được tiến hành bằng một bán cầu não bộ con người. Tuy nhiên đối với người mắc chứng khó đọc viết thì quá trình liên tục của các hoạt động có sự rối loạn. Chính vì thế khi chẩn đoán người bệnh sẽ được quan sát cả 2 tiêu chí là tính trôi chảy và tính chính xác”.

 

Theo Hội trưởng của Tổ chức Phi lợi nhuận EDGE “Độ nhận thức về chứng khó đọc viết còn khá thấp. Nhiều người vẫn cho rằng đó là do chữ xấu, chưa nghiêm túc học hành. Bản thân người có triệu chứng này khi bị nói như vậy trở nên mất tự tin, nhiều trường hợp không còn muốn đến trường nữa. Chính vì thế người lớn cần phải chú ý quan sát con em mình. Ở trường học vẫn có khá nhiều biện pháp có thể làm ngay được như thay vì sử dụng các tài liệu được in ra giấy thì đọc cho học sinh nghe từng câu hỏi của các bài kiểm tra…”

Hiện tại ở Nhật đang tiến hành nghiên cứu để tìm ra cách phát hiện sớm chứng khó đọc viết. Không chỉ dừng lại ở các phòng nghiên cứu mà còn nhận được sự hỗ trợ đến từ chính phủ bằng việc tiến hành các cuộc họp mà cụ thể là Dự thảo luật Loại bỏ rào cản dành cho đối tượng mắc chứng khó đọc – 読書バリアフリー法案.

Ngoài ra, Nhật sẽ trang bị một môi trường để những người bị tật về mắt hay chậm phát triển có thể dễ dàng đọc sách hơn. Các thư viện quốc gia cũng được yêu cầu phải có những sách riêng dành cho đối tượng này. Trong đó ngoài sách chữ nổi dành cho người có tật về mắt thì cũng cần có sách nói…

Chữ viết là một công cụ dùng để truyền đạt, thu thập, ghi chép thông tin. Không chỉ ở trường học, chữ viết còn là một phần của cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy cần có những quan sát, phát hiện để hỗ trợ một cách kịp thời cho những trường hợp các em nhỏ bị mắc chứng khó đọc viết.

Nghiên cứu của Nhật về tác hại của smartphone đến tật lác mắt của giới trẻ

 

Theo NHK 

bình luận

ページトップに戻る