Văn hoá sử dụng điện thoại di dộng – điều bạn cần biết khi ở Nhật

Trước đây khi điện thoại di động mới bắt đầu trở nên phổ biến ở Nhật thì những quy tắc trong văn hoá sử dụng công cụ này chưa được rõ ràng. Thế nhưng những năm gần đây điều này ngày càng được chú ý nhiều hơn và có thể nói trở thành một phần trong quy tắc cư xử của người Nhật.

Hãy cùng tìm hiểu về những quy chuẩn trong việc sử dụng điện thoại ở Nhật để chúng ta cũng có thể tuân thủ đúng nhé.

 

Trên các phương tiện giao thông công cộng

Nếu như sống ở Nhật thì việc khi lên tàu mọi người cố gắng tránh điện thoại của mình phát ra âm thanh hay nói chuyện qua điện thoại được coi là điều hiển nhiên. Chắc hẳn bạn đã nghe nhắc nhở về điều này từ hệ thống phát thanh hay thông báo trên bảng tin… của tàu điện hay xe bus.

Hiếm lắm cũng sẽ có trường hợp người trên tàu nói chuyện khá to nhưng nhìn chung trên các phương tiên công cộng mọi người luôn giữ im lặng. Người thì nghe nhạc, người đọc sách, xem điện thoại hay ngủ… Đây là những cách mà người Nhật sử dụng thời gian trên tàu hay các phương tiên công cộng. Trong một không gian yên tĩnh như thế này thì có thể nói chỉ cần âm thanh báo cuộc gọi đến cũng đủ làm phiền người xung quanh.

Cách mua vé và đi tàu điện ở Nhật Bản

 

Khi đang trên tàu có cuộc gọi đến phải làm như thế nào?

Do cuộc gọi đến là bất ngờ không ai có thể lựa chọn được thời điểm xảy ra. Chính vì thế trên các phương tiện công cộng có khả năng sẽ có cuộc gọi đến. Những lúc như vậy hãy chọn 1 trong 3 cách sau:

Cách 1:

Sử dụng chức năng của điện thoại gửi lại người gọi tín hiệu âm thanh hoặc tin nhắn “只今電話に出られません” (hiện tại tôi không thể nghe máy được). Bằng chức năng này bạn có thể truyền tải được tới người gọi rằng bạn đang ở trong điều kiện không thể trả lời điện thoại.

Cách 2: 

Nghe máy và nói nhỏ nhất có thể “Xin lỗi, hiện tại tôi đang trên tàu”. Thường người Nhật sẽ nói “すみません、今電車に乗っていまして…” (sumimasen, ima densha ni notteimashite) hoặc “今電車” (ima densha) và vừa nói vừa che miệng. 

Cách 3: 

Chuyển máy về chế độ im lặng hoặc chế độ rung (マナーモード). Đây là một cách khá tiện lợi mà mọi người dùng, không cần nghe máy và sau đó bạn có thể gọi lại cho đối phương.

 

Cảm nhận niềm vui từ chính sự khác biệt về văn hoá [/su_heading]

Ở Việt Nam, khi lên xe bus việc ai đó nói chuyện khá lớn qua điện thoại vẫn là điều có thể bắt gặp. Theo con mắt của người Nhật thì dường như mọi người xung quanh không để tâm hay khó chịu lắm. Chính vì thế, những người Nhật sống ở Việt Nam cũng không cho rằng đó là điều phiền phức hay bất quy tắc.

Người Nhật có câu “郷に入れば郷に従え” (Go ni ireba, go ni shitagae) tức là “Nhập gia tuỳ tục”. Những sự khác nhau về quy tắc ứng xử cũng có thể nhìn thấy được tính dân tộc, từ đó mà có thể học thêm được những khác biệt trong văn hoá đúng không nào?

Nếu như làm sai với những quy chuẩn này thì cũng không ai bị nộp phạt hay xử lý, tuy nhiên có thể nói xã hội Nhật công nhận, lý giải và tuân thủ nó như quy định ngầm vậy. Là người trẻ hiện đại việc học hỏi văn hoá khi đến một đất nước mới thật sự là một điều cần thiết.

[Văn hoá công sở] Shakojirei – điều bạn nên biết khi sống và làm việc tại Nhật

 

Nami (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る