30% điện thoại trong các vụ lừa đảo đặc biệt tại Nhật Bản đứng tên người Việt Nam

“Lừa đảo đặc biệt” là tên gọi chung cho 8 hình thức lừa đảo đang tồn tại ở Nhật Bản thể hiện qua 2 nhóm trong bảng sau:

Lừa đảo chuyển tiền Lừa đảo đặc biệt khác ngoài lừa đảo chuyển tiền
Lừa đảo qua điện thoại Lừa đảo dưới danh nghĩa giao dịch các sản phẩm tài chính
Lừa đảo bằng yêu cầu thanh toán không có thật Lừa đảo dưới danh nghĩa cung cấp thông tin để chiến thắng cá cược
Lừa đảo vay tiền bảo hiểm Lừa đảo dưới danh nghĩa trung gian trong mối quan hệ với người khác giới
Lừa đảo bằng việc hoàn trả lại tiền Các loại lừa đảo đặc biệt khác

 

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, trong số 655 vụ lừa đảo đặc biệt sử dụng điện thoại di động đã xác định được người kí hợp đồng xảy ra tại thành phố Tokyo từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2018 có khoảng 30% (186 vụ) là do người Việt Nam đứng tên. Phần lớn trong số này là thực tập sinh kỹ năng và du học sinh bị rủ rê lôi kéo qua mạng xã hội (SNS). Cục cảnh sát đang điều tra chi tiết tại sao điện thoại đứng tên người Việt Nam lại nằm trong tay nhóm lừa đảo.

 

Tháng 7 năm ngoái, một người đàn ông 80 tuổi sống ở thành phố Machida đã nhận được 1 cuộc điện thoại yêu cầu giúp đỡ vì “đầu tư thua lỗ” từ một người đàn ông giả danh con trai của ông. Cuối cùng ông đã bị lừa mất 1 triệu yên (khoảng 200 triệu đồng). Cuộc gọi xuất phát từ điện thoại di động được kí hợp đồng bởi một nam giới 22 tuổi mang quốc tịch Việt Nam đang học ở trường Nhật ngữ tại thành phố Nagoya. Người này đã trở về Việt Nam sau khi vụ việc trên xảy ra.

Số vụ lừa đảo đặc biệt bằng điện thoại di động đứng tên người Việt Nam năm 2017 là 2 vụ, tháng 3 năm 2018 là 12 vụ, tháng 6 tăng lên 41 vụ, tính đến tháng 11 là 186 vụ. Rất nhiều trường hợp là hợp đồng được kí qua internet với giấy tờ xác minh chính chủ gửi đến các công ty điện thoại là bản sao thẻ lưu trú.

Thẻ lưu trú (在留カード) và Đăng kí Juminhyo (住民票-じゅうみんひょう) sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản

 

Lần theo hành tung của những người Việt Nam đứng tên trong các vụ trên, Cục Cảnh sát phát hiện hơn một nửa đã về Việt Nam hoặc đang mất tích. Hàng chục người đã trao đổi trực tiếp với cảnh sát đều giải thích rằng mình đã “cho người khác mượn thẻ lưu trú và bị mang đi kí hợp đồng”, do đó không thể xác minh được đồng phạm của nhóm lừa đảo.

 

Tham khảo: blog.goo.ne.jp

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る