Những câu chuyện ít ai biết về Paralympic diễn ra tại Tokyo vào năm 1964

Vào năm 1964, trong kỳ đại hội thể thao dành cho người khuyết tật thế giới Paralympic diễn ra tại Tokyo, đội tuyển quốc gia Nhật Bản đã dành được 10 huy chương. Trong số đó có 7 huy chương thuộc về những người khuyết tật ở viện điều dưỡng thuộc Odawara tỉnh Kanagawa. Tuy nhiên điều này không được biết đến rộng rãi. Chính vì thế, NHK đã tiến hành thu thập tài liệu về đơn vị điều dưỡng này và đã được đơn vị chia sẻ nhiều hình ảnh quý giá của sự kiện 54 năm về trước đang được lưu trữ tại đây.

 

Bệnh viện Hakone

Địa điểm đến để thu thập tài liệu viết bài đó chính là bệnh viện Hakone, nằm ở một nơi khá xa trung tâm và rất gần gũi với thiên nhiên. Bệnh viện này trước đây là viện điều dưỡng quốc gia Hakone với cơ sở hạ tầng có lịch sử 82 năm.

Đây là nơi ghi lại những đoạn phim, DVD của thời kỳ năm 1964.

Không chỉ là những bức ảnh màu ghi lại hình ảnh các cầu thủ ra sân trong lễ khai mạc mà còn có những tấm ảnh đen trắng ghi lại quá trình luyện tập trước Paralympic diễn ra tại chính đơn vị này.

 

Viện điều dưỡng quốc gia Hakone

Tại sao những hình ảnh quý giá này lại được lưu giữ tại bệnh viện? Đó chính là do tính lịch sử khá cao của bệnh viện này. Thực tế, trong thời kỳ chiến tranh giữa Nhật và Nga, bệnh viện này là nơi điều trị dành cho các chiến sĩ Nhật Bản bị thương và có tên gọi là Viện điều dưỡng thương binh. Trước đó, việc này được thực hiện ở một bệnh viện khác trong thành phố. Tuy nhiên vào năm 1936, sau khi chuyển đến thành phố Odawara, nó trở thành nơi  chuyên điều trị cho các bệnh nhân có chấn thương tuỷ sống duy nhất trên toàn quốc cho đến ngày nay.

Sau chiến tranh, nó được đổi tên là Viện điều dưỡng quốc gia Hakone. Nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông cũng đã bắt đầu được điều trị tại đây. Tại thời điểm đó, người ta nghĩ rằng một người bị liệt phần thân dưới khó có thể trở lại hoà nhập với cộng đồng. Chính vì thế viện điều dưỡng quốc gia Hakone đã trở thành nơi tập trung những bệnh nhân liệt nửa người từ khắp nơi trên toàn quốc.

 

Động lực tham gia kỳ đại hội

Đó là thời điểm mà người khuyết tật đã phải chịu nhiều phân biệt cũng như thành kiến từ xã hội. Điều đó thúc đẩy việc mời các bệnh nhân tham gia vào đại hội này. Năm 1963 cũng chính là thời điểm có công bố chính thức về việc lựa chọn Tokyo là nơi sẽ tổ chức kỳ đại hội thể thao dành cho người khuyết tật Paralympic.

Quốc gia và cả những chuyên gia trong trị liệu phục hồi chức năng đã gấp rút tiến hành việc tập trung các cầu thủ. Kỳ đại hội lần đó các cầu thủ tham gia đều là những người khuyết tật có sử dụng xe lăn. Các bệnh nhân của viện điều dưỡng Hakone đã được lựa chọn. Tuy nhiên, họ đã tham gia với một thái độ khá tiêu cực bởi họ cảm thấy không thoải mái khi cho nhiều người biết được cơ thể không được hoàn chỉnh của mình.

Sau đó, viện điều dưỡng gấp rút xây dựng các cơ sở hạ tầng như bể bơi… nơi dành cho các cầu thủ luyện tập những môn thể thao không mấy thân thuộc đối với họ.

 

Kỳ đại hội của 54 năm trước

Paralympic diễn ra sau Olympic, vào tháng 11 năm 1964. Cái tên Paralympic cũng là lần đầu tiên được sử dụng. Các vận động viên đến từ Anh, Mỹ, Israel… có tất cả 21 quốc gia với 378 người. Nhật Bản tham gia với 53  vận động viên và trong đó có 19 người đến từ viện điều dưỡng Hakone. Tại kỳ đại hội có 9 môn thể thao được thi đấu trong đó có bắn cung, đấu kiếm, bơi lội, bóng bàn.

Đội tuyển Nhật Bản đã dành được tất cả 10 huy chương trong đó có 7 huy chương là do các vận động viên đến từ viện điều dưỡng Hakone.

 

Vận động viên giành huy chương đầu tiên của Nhật Bản tại Paralympic

Trong lịch sử Paralympic, vận động viên đầu tiên ghi tên trong danh sách vận động viên Nhật Bản có huy chương đó chính là Tokuji Ando. Ando cũng xuất thân từ viện điều dưỡng Hakone. Ông đã giành được 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng tại bộ môn bắn cung của kỳ đại hội. Trong số những tài liệu được lưu giữ tại viện có cả hình ảnh của ông đang thi đấu.

Tìm hiểu về vận động viên Ando, thông tin duy nhất mà phóng viên của NHK tìm được đó chính là người em gái của ông đang sống trong thành phố. Tên bà là Michiko Kikuchi, năm nay đã 83 tuổi.

Bà chia sẻ bà có biết anh mình tham gia bắn cung tại kỳ đại hội nhưng không biết về việc ông đã giành được huy chương. Thời đó, việc đưa thông tin của các phương tiện đại chúng cũng như sự quan tâm của xã hội dành cho Paralympic cũng không nhiều.

Bà đã rất vui mừng khi nhận ra hình ảnh người anh trai của mình trong hình ảnh tư liệu. Bà cho biết anh trai mình đã từng là người mất hi vọng vào cuộc sống.

 

Thể thao – sức mạnh thay đổi người anh trai

Bà Kikuchi cho biết, vận động viên Ando đã bị tai nạn dẫn đến liệt nửa người khi ông còn ở độ tuổi 20. Trước khi bà kết hôn, bà đã ở lại trong bệnh viện và chăm sóc anh trai mình trong vòng 1 năm trời. Bà kể lại rằng thời gian đó anh trai mình đã không thể đi bộ được cũng như không tự mình nằm được. Dù không nói với bà nhưng bà nhận thấy rằng anh trai mình muốn chết đi cho xong.

Tuy nhiên, theo viện điều dưỡng Hakone cho biết, vận động viên Ando sau khi tham gia Paralympic đã trở thành một trong những đại diện của viện. Hình ảnh đang ngắm bắn của ông thể hiện tinh thần vượt qua mặc cảm và hi vọng vào cuộc sống.

Ông đã qua đời vào năm 76 tuổi

Bà Kikuchi cho biết “anh đã trải quá khá nhiều đau khổ nhưng đã trở nên thực sự vĩ đại. Có lẽ chính sức mạnh của thể thao đã làm cho anh thay đổi tích cực. Tôi cảm thấy rất tự hào về người anh trai của mình”.

 

Tham gia Paralympic là một bước ngoặt cuộc đời

Masami Hasegawa (83 tuổi) là một vận động viên đã thi đấu ở bộ môn bóng bàn tại kỳ đại hội năm 1964. Ông kể rằng sau khi bị thương ông luôn cảm thấy tiêu cực khi phải xuất hiện trước mặt những người xung quanh. Tuy nhiên, tại kỳ đại hội việc được chứng kiến sự thi đấu kiên cường của các cầu thủ nước ngoài đã làm thay đổi suy nghĩ của ông.

Dù cho có khuyết tật vẫn vui vẻ sống và muốn thử thách bản thân là tinh thần của cựu cầu thủ này. Sau khi xuất viện, ông đã làm việc độc lập với tư cách là một nhà tư vấn về Bảo hiểm xã hội và lao động. Thêm vào đó, ông đã kết hôn – một điều mà trước đây ông chưa từng nghĩ đến.

 

Hiện nay dù đã 83 tuổi nhưng ông vẫn vui vẻ ra đường và mua sắm.

 

Từ năm 1964 đến năm 2020

Ông Hasegawa chia sẻ: trẻ em khi xem bóng rổ dành cho người khuyết tật chúng đã thực sự ngưỡng mộ những hình ảnh đó. Tôi mong rằng người lớn cũng có thể có được ánh mắt đó. Nếu như sự vô tâm hay định kiến đối với người khuyết tật được xoá bỏ thì chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một xã hội tốt đẹp hơn.

Lần thứ 2, Paralympic sẽ được tổ chức tại Tokyo vào năm 2020. Mong rằng kỳ đại hội lần này thêm một lần nữa góp phần mạnh mẽ hơn trong việc tạo nên một xã hội có thân thiện với tất cả mọi người trong đó có cả người khuyết tật.

 

Nguồn: NHK

Dịch: LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る