Vali AI dành cho người khiếm thị của Nhật thu hút sự quan tâm toàn cầu

Các nhà nghiên cứu và công ty Nhật Bản đã hợp tác để phát triển một robot dẫn đường sáng tạo có tên là “Vali AI” để giúp du khách khiếm thị điều hướng môi trường xung quanh một cách dễ dàng.

vali AI du lịch

Ảnh minh hoạ

Công nghệ hỗ trợ mang tính đột phá gần đây đã trải qua thử nghiệm công khai đầu tiên ở nước ngoài, thu hút được sự quan tâm đáng kể và làm dấy lên các cuộc thảo luận về các ứng dụng thực tế trong tương lai của nó. Trong sự kiện vào tháng 3 tại một khách sạn ở Anaheim, California, giọng nói tiếng Anh của thiết bị từ điện thoại thông minh phát ra: “Hệ thống bắt đầu. Đặt điểm đến.”

Hector Elias, một người tham gia thử nghiệm, một nhân viên khiếm thị của một tổ chức tài chính lớn của Hoa Kỳ, sau đó đã nắm lấy tay cầm của chiếc vali 4 bánh nhỏ sẽ đóng vai trò hướng dẫn cho anh ta khi người này rời khỏi một căn phòng trên tầng dành cho khách của khách sạn.

Đối với cuộc thử nghiệm, nhóm phát triển đặt đích đến là một căn phòng dành cho khách cách đó vài chục mét. Vào thời điểm chiếc vali được bán trên thị trường, họ hy vọng người dùng sẽ có thể vận hành nó từ ứng dụng điện thoại thông minh của mình.

Để rẽ phải xuống một hành lang, một nút ở bên phải tay cầm sẽ rung lên để cảnh báo Elias đổi hướng và khi một người dọn dẹp xuất hiện phía trước, hệ thống sẽ cảm nhận được sự hiện diện và tạm dừng. Elias hài lòng với thử nghiệm và nói: “Lần tới tôi muốn thử nó ở Disneyland gần đây.”

Chiếc vali trí tuệ nhân tạo AI được lên ý tưởng bởi Chieko Asakawa, một kỹ sư hàng đầu của Tập đoàn IBM và hiện là giám đốc của Bảo tàng Quốc gia về Khoa học và Đổi mới Mới nổi, hay Miraikan, ở Tokyo. Bốn công ty, bao gồm Omron Corp có trụ sở tại Kyoto, đang hợp tác phát triển.

Vali AI cung cấp các tính năng vượt trội so với các hệ thống hướng dẫn truyền thống trên điện thoại thông minh, giúp nâng cao nhận thức về an toàn và môi trường. Bằng cách luôn đi trước người dùng một bước, vali tự hành đảm bảo điều hướng liền mạch, trong khi các cảm biến tích hợp của nó đánh giá môi trường xung quanh.

Asakawa, người bị mất thị lực từ năm 14 tuổi do chấn thương, đã hình dung ra một tương lai khi người khiếm thị có thể “đi dạo quanh các viện bảo tàng một cách thoải mái và hoàn toàn tận hưởng việc đi du lịch một mình.” Amos Miller, chủ tịch của một liên doanh CNTT và là cựu kỹ sư của Microsoft Corp, người cũng bị mù, đã rất ấn tượng cho biết ngay tại sự kiện “Lợi ích của một hệ thống hướng dẫn bạn đến đích, đặc biệt là ở những nơi xa lạ, là rất lớn”.

Asakawa và nhóm phát triển của cô đã tiến hành một loạt thử nghiệm công nghệ tại các địa điểm bao gồm Miraikan và Coredo Muromachi, một cơ sở thương mại sầm uất ở Nihombashi của Tokyo.

Quyết định tiến hành thử nghiệm công khai ở nước ngoài của họ xuất phát từ ý thức cấp bách phải làm cho công nghệ này trở nên khả thi không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Cô nói “Điều quan trọng là mọi người từ khắp nơi trên thế giới hiểu về công nghệ, vì vậy chúng tôi ra ngoài và lắng nghe những gì họ nói. Tuy nhiên vẫn có nhiều điều cần phải làm”.

Nhiều ý kiến đã được chia sẻ trong quá trình thử nghiệm, từ cách các cá nhân có thể chất đa dạng có thể sử dụng công nghệ hướng dẫn đến cách nó hoạt động trong không gian đông đúc.

Kỹ sư gợi ý với thu nhập hàng năm lên đến 8 tỉ đồng

10 phát minh đẳng cấp thế giới của Nhật Bản

 

Nguồn: Kyodo News

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る