Người Nhật thường mua đồ chế biến sẵn nào ở cửa hàng tiện lợi?

Công ty Mitoriz có trụ sở tại Tokyo đã tiến hành 1 khảo sát về “Các món ăn chế biến sẵn của cửa hàng tiện lợi”.

Theo đó, 93,8% trong người trả lời cho biết mình đã sử dụng đồ ăn chế biến sẵn trong năm qua với các địa điểm mua hàng chính là:

– Siêu thị (96,1%)

– Cửa hàng tiện lợi (51,9%)

Có thể thấy, các món ăn sẵn của cửa hàng tiện lợi được mua nhiều thứ 2 sau siêu thị.

Hơn 70% món ăn chế biến sẵn thường được dùng cho bữa tối, nhưng khách hàng ở cửa hàng tiện lợi có xu hướng mua hàng thường xuyên hơn đối với bữa sáng và bữa trưa.

đồ ăn sẵn cửa hàng tiện lợi

Những người thực hiện khảo sát đã hỏi những khách hàng chủ yếu sử dụng 3 chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn về thời gian họ mua các món ăn chế biến sẵn. Câu trả lời nhiều nhất là “bữa tối” (72,6%), tiếp theo là “bữa trưa” (43,3%) và sử dụng “như đồ ăn nhẹ vào buổi sáng”. Mặt khác, các món ăn sẵn ở cửa hàng tiện lợi có xu hướng ngày càng được sử dụng thường xuyên hơn cho bữa sáng và bữa trưa. Đặc biệt, trong vòng 1 năm trở lại đây, cùng với số lượng người làm việc trực tiếp tại văn phòng tăng lên sau đại dịch COVID – 19, có vẻ như việc sử dụng các món ăn chế biến sẵn tại các cửa hàng tiện lợi cũng tăng lên.

Tiếp theo, khi so sánh các món ăn kèm thường được mua trong năm qua, các món ăn kèm phổ biến là:

– Đồ chiên ngập dầu như gà chiên (60,3%)

– Cơm nắm” (54,9%)

– Salad” (53,2%)

Riêng ở cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ bán các món ăn kèm là: “cơm nắm” (71,1%), “bánh mì sandwich” (48,3%), tiếp theo là “đồ chiên ngập dầu” (42,1%).

Các món ăn kèm trong cửa hàng tiện lợi được sử dụng thường xuyên hơn vào buổi sáng và buổi chiều.

đồ ăn sẵn cửa hàng tiện lợi

Khi được hỏi những điểm cần lưu ý khi lựa chọn món ăn kèm, 50,8% trả lời là “chủ yếu mua những món không tự nấu được”, 45,5% trả lời “mua khi được giảm giá hoặc có ưu đãi đặc biệt” và 45,5% cho biết “mua khi nhìn ngon mắt”. Mặt khác, các cửa hàng tiện lợi coi trọng “độ hấp dẫn của món ăn” (36,7%), “những đồ ăn khách hàng không thường tự nấu” (35,8%), và “những đồ ăn có hiệu suất chi phí cao (20,5%).

Ngoài ra, khi so sánh theo chuỗi, 7-Eleven chú trọng đến “cân bằng dinh dưỡng tốt” (15,3%), Lawson chú trọng về “giảm giá/thời gian phục vụ” (20,8%), FamilyMart đề cao việc “ra mắt các sản phẩm mới” (14,1%).

Những câu nói tiếng Nhật thường gặp ở conbini

Ưu và nhược điểm của cuộc sống ở Nhật Bản

 

Nguồn: https://prtimes.jp/

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る