Gấu trúc đực có nhiều con nhất Nhật Bản trở về Trung Quốc ở tuổi 30

Eimei là gấu trúc đực khổng lồ có thành tích nhân giống hàng đầu thế giới và còn được gọi là “Super Papa”. Vào ngày 22 tháng 2, Eimei đã rời công viên giải trí “Adventure World” ở Shirahama, tỉnh Wakayama trở về Trung Quốc cùng với 2 cô con gái sinh đôi “Ouhin” và “Touhin”. Cùng nhìn lại hành trình của Eimei trong 28 năm tại Nhật Bản nhé!

 

Ông bố siêu phàm trong chuyện nhân giống

Eimei sinh năm 1992 tại Trung Quốc. Tháng 9 năm 1994 nó đã vượt chặng đường xa xôi để đến Adventure World tỉnh Wakayama. Tại đây Eimei có 3 vợ lần lượt là Youhin, Meimei và Rauhin. 16 bé gấu trúc con là thành quả của Eimei cùng Meimei và Rauhin. Đây là thành tích số 1 của giới gấu trúc đực tại Nhật Bản và là một trong những kết quả nhân giống tốt nhất trên thế giới. Gấu trúc con cuối cùng mà Eimei có là khi nó đã 28 tuổi. Đây là kỷ lục sinh sản lâu đời nhất trên thế giới bằng cách giao phối tự nhiên trong điều kiện nuôi nhốt. Có thể nói rằng thành tựu nhân giống của Adventure World chính là thành tựu của Eimei.

Nhật Bản chi bao nhiêu tiền để “mượn” gấu trúc của Trung Quốc?

 

Hành trình sống ở Nhật

Phó Giám đốc Adventure World cô Nakao Kenko là người đã chăm sóc Eimei với tư cách là bác sĩ thú y kể từ lần đầu tiên nó đến Nhật Bản vào tháng 9 năm 1994.Thời điểm đó cô Nakao không thể hỏi ý kiến ​​ai và phải điên cuồng đọc một cuốn sách tiếng Trung về chăn nuôi do cấp trên đưa cho.

Khi Eimei đến Nhật Bản, nó dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và người ta nói rằng có vẻ như nó không thèm ăn lắm. Cô Nakao cho rằng nguyên nhân là do loại bánh bao đặc biệt được dùng làm lương thực chính, bánh được hấp với bột ngô, đường, trứng, v.v. và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ở Trung Quốc, đây là loại thực phẩm chính của gấu trúc nuôi nhốt. Tuy nhiên, thức ăn nguyên bản của gấu trúc ngoài tự nhiên là trúc. Cơ thể chúng cũng được tạo hoá sinh ra để tiêu hóa trúc. Vì vậy, cô Nakao nghĩ nên cho Eimei ăn trúc chứ không phải là bánh bao nhân tạo bởi trong bánh bao có hàm lượng calo rất cao khiến gấu trúc no và khi no chúng sẽ ngủ thiếp đi và ngừng di chuyển.

Tuy nhiên, một vấn đề khác phát sinh là Eimei rất kén ăn. Nếu trúc có mùi khó chịu dù chỉ là thoảng qua như mùi muối từ gió biển hoặc mùi khí thải thì Eimei sẽ không ăn. Để tìm kiếm loại trúc ngon mà Eimei sẽ ăn, cô Nakao đã đi khắp đất nước để xin phép chủ sở hữu của từng nơi trồng trúc. Một lý do khác khiến cô Nakao bỏ nhiều công sức để tìm được loại trúc ngon là vì cái chết của Youhin – gấu trúc cái đến Nhật Bản cùng với Eimei năm 1994. Lúc đó Youhin mới 4 tuổi và đã đến lúc bắt đầu sinh sản. Youhin và Eimei là 2 cá thể gấu trúc mà Nhật Bản mượn từ Trung Quốc với mục đích nhân giống.

Để duy trì nòi giống gấu trúc khổng lồ tại Nhật, cô Naoko quyết tâm không thể để Eimei chết. Sau khoảng 6 năm thay đổi thực phẩm chính thành trúc, chế độ ăn uống của Eimei đã ổn định và nó trở nên hoàn toàn khỏe mạnh.

Hán tự của gấu trúc trong tiếng Nhật là gì?

 

Cột mốc quan trọng năm 2000

Vào năm 2000, một gấu trúc cái tên Meimei đã chuyển đến Adventure World. Người ta nói rằng gấu trúc không bao giờ giao phối trừ khi chúng tương thích với đối phương ngay từ đầu. Khi Eimei tiếp cận Meimei qua hàng rào, mọi người chứng kiến đều vui mừng khôn xiết. 1 năm sau khi Meimei động dục, người ta cho cả hai vào cùng một phòng và bất chấp sự lo lắng của những người xung quanh, chúng đã giao phối thành công. Đó là cách đứa con đầu lòng của Eimei tên Yuuhin ra đời. Eimei có 6 con với Memei. Sau cái chết của Meimei, Eimei có thêm 10 gấu trúc con với Rauhin. Do thành tích làm bố xuất sắc của mình, Eimei hiện được người hâm mộ gọi là “Super Papa”.

Sở thú Ueno kỉ niệm 50 năm gấu trúc tới Nhật Bản

 

Nguồn: https://aws-eimei30th.com

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る