Vì sao chúng ta thường chạm phải ánh mắt của người đang lo sợ hay tức giận?

Đôi khi trong lúc đi bộ trên đường, ánh mắt của bạn vô tình chuyển sự chú ý sang biểu hiện trên khuôn mặt của người đi trước bạn. Nếu lông mày người đó nhăn lại, ánh mắt hướng về một góc đường với vẻ mặt ngập tràn sự ghê tởm, chán ghét. Khi đó, bạn có tin không? Chắc chắn bạn thực sự sẽ bị cuốn hút bởi vẻ mặt khó chịu và chán ghét đó đấy!

Giải trí một chút với bài viết chủ đề mới là này để thử tìm hiểu về tâm lý của con người nhé!

tâm lý học

21 mẹo giúp bạn bớt run do căng thẳng

Đôi khi bạn cảm thấy có ai đó đang nhìn chằm chằm vào mình trong đám đông. Trong trường hợp như vậy, khá lạ lùng là khi nhìn kỹ bạn có thể nhận ra ngay người đang nhìn mình với xác suất khá cao. Có thật là con người có “khả năng siêu nhiên” để cảm nhận ánh nhìn của người khác?

Vậy thì, làm sao để có thể nhanh chóng xác định được người đang nhìn mình, hoặc làm sao có thể nhận ra lúc mình đang đưa mắt sang một người đang bối rối vì điều gì đó bất thường? Thật thú vị khi cơ chế nhận thức của chúng ta được làm sáng tỏ trong nghiên cứu mới nhất dưới đây.

“Chúng tôi đã có thể chứng minh rằng biểu hiện cảm xúc của khuôn mặt ảnh hưởng đến ánh nhìn, và định hình sự chú ý của chúng ta.” Điều này có nghĩa như sau: Khuôn mặt con người biểu thị cảm xúc như niềm vui, nỗi buồn. Đồng thời cũng biểu thị cách tiếp cận thu hút sự chú ý khi nhìn trực tiếp vào người quan sát, tức là khi có giao tiếp bằng mắt (cũng là một dấu hiệu để tiếp cận). “Điều tương tự cũng áp dụng cho các biểu hiện tức giận.” Bởi theo quan điểm tâm lý, tức giận cũng là một cảm xúc hướng đến sự tiếp cận. Tuy nhiên điều này khác với những cảm xúc né tránh như ghê tởm và sợ hãi. Trong những trường hợp như vậy, ánh nhìn hướng đi (tức là ánh mắt lảng tránh) sẽ thu hút sự chú ý của người quan sát hơn.

* Trích dẫn từ “Đại học Wurzburg”

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm vào tháng 9 năm 2022 bởi một nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm Đại học Julius Maximilian của Würzburg ở Đức cho thấy rằng khuôn mặt của người giao tiếp bằng mắt không nhất thiết phải là tiêu điểm trong mọi trường hợp. Trong một số trường hợp, những người nhìn theo hướng khác với họ cũng gây được sự chú ý.

tâm lý học

Trong một nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu đã báo cáo rằng một người có nét mặt trung tính có thể được xác định nhanh nhất trong khi giao tiếp bằng mắt. Ví dụ: trong số 4 bức ảnh của cùng một người, 1 bức đang “nhìn vào máy ảnh” và 3 bức còn lại đang nhìn theo các hướng khác nhau. Qua các thí nghiệm đã xác nhận rằng bức ảnh người đó nhìn vào máy ảnh được chú ý một cách nhanh chóng. Điều này có nghĩa là khuôn mặt của người giao tiếp bằng mắt sẽ được chú ý nhiều hơn.

Lần này, nhóm nghiên cứu đã đào sâu thêm các kết quả của nghiên cứu trước đó, và ngoài những biểu hiện trên khuôn mặt trung tính thông thường, còn có những biến thể như vui mừng và ghê tởm và đo thời gian những người tham gia nhận thấy sự thay đổi của các biểu hiện trên khuôn mặt trong ảnh.

Trong một thử nghiệm có tổng cộng 102 người tham gia, đã tiết lộ rằng khi họ giao tiếp bằng mắt, họ nhanh chóng nhận thấy những thay đổi trên khuôn mặt theo biểu cảm trung tính sau đó là biểu cảm vui vẻ. Cùng với đó, tốc độ phản ứng đối với biểu hiện tức giận rất nhanh.

Ngược lại, khi đối tượng rời mắt đi ra chỗ khác, tốc độ phản ứng của người tham gia đối với biểu hiện chán ghét, tức giận càng nhanh. Trạng thái giao tiếp bằng mắt không nhất thiết lúc nào cũng thu hút sự chú ý, và nó phụ thuộc vào biểu hiện trên khuôn mặt của người đó.

tâm lý học

Có thể nhanh chóng xác định người đang nhìn chúng ta không phải là một khả năng siêu nhiên, và nó là một phần trong chức năng nhận thức của chúng ta khi tập trung vào những người đang kinh tởm hoặc sợ hãi khi họ nhìn thấy một điều gì đó. Có lẽ đây là một loại “thiết bị tiêu chuẩn” của chức năng nhận thức của con người. Có lẽ đây là khả năng mà chúng ta có được trong quá trình tiến hóa để nâng cao khả năng sinh tồn.

Bạn thấy bài viết này thế nào? Hãy theo dõi các bài viết thú vị khác của LocoBee nhé!

10 đặc điểm tâm lý của người hay nói xấu theo quan điểm người Nhật

 

Tổng hợp LocoBee

bình luận

ページトップに戻る