Biện pháp cần thực hiện khi bị lừa đảo tại Nhật

Khi nhận ra rằng mình vừa bị lừa đảo, mọi người thường mất kiểm soát và kiên nhẫn. Tuy nhiên điều này là không nên. Trước hết hãy thật bình tĩnh và xác định xem mình đang nằm trong trường hợp lừa đảo nào. Với mỗi trường hợp sẽ có biện pháp hành động tương ứng.

 

I. Lừa đảo đặc thù

Là hành vi giả danh người thân hoặc nhân viên của cơ quan công quyền qua điện thoại hoặc bưu thiếp nhằm lừa tiền mặt hoặc thẻ rút tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản chỉ định.

lừa đảo

Cách xử lí:

  1. Liên hệ với ngân hàng/tổ chức tài chính của tài khoản mà bản thân đã chuyển khoản đến càng nhanh càng tốt. Điều này có thể ngăn đối tượng lừa đảo rút được tiền. Ngay cả khi đối tượng lừa đảo đã rút tiền thì cũng giúp giảm bớt thiệt hại
  2. Báo cáo sự việc với cảnh sát. Bạn làm càng sớm càng có nhiều khả năng giúp cảnh sát bắt giữ được tội phạm. Số điện thoại 110 hoặc 9110 (Đường dây chuyên tư vấn chống tội phạm)
  3. Liên hệ với Trung tâm cuộc sống quốc gia (国民生活センター, đường dây nóng 188) hoặc luật sư. Cảnh sát không thể lấy lại tiền từ những kẻ lừa đảo vì lừa đảo đặc thù mang tính chất dân sự và cảnh sát không được phép can thiệp. Nếu muốn lấy lại tiền bạn cần tham khảo ý kiến của Trung tâm cuộc sống quốc gia hoặc luật sư chuyên nghiệp

Theo Luật trợ giúp lừa đảo chuyển khoản ban hành năm 2008, tuỳ vào từng trường hợp mà nạn nhân sẽ được trả lại khoản tiền bị lừa. Tuy nhiên thời gian từ lúc nộp đơn đến khi thanh toán sẽ mất từ 6 tháng.

 

II. Lừa đảo trực tuyến

Nếu bạn mua hàng trực tuyến, đã thanh toán nhưng không nhận được hàng hoặc hàng nhận được khác hoàn toàn so với giới thiệu thì khả năng bạn đã bị lừa đảo qua trực tuyến.

lừa đảo

Cách xử lí:

  1. Liên hệ với công ty phát hành thẻ của bạn. Điều này sẽ giúp bản thân bạn không bị thiệt hại nặng thêm. Thẻ đã dùng để thanh toán sẽ bị khoá lại, ngừng thanh toán để chờ thay đổi số thẻ và phát hành lại
  2. Thu thập bằng chứng để chứng mình rằng bạn bị lừa đảo, dùng khi báo cáo hoặc nhận tư vấn. Bằng chứng có thể là: URL của trang đã mua hàng, ảnh chụp màn hình của trang đã mua hàng, địa chỉ liên hệ và tên của người bán hàng, lịch sử mua hàng, hoá đơn mua hàng
  3. Liên lạc với cơ quan/tổ chức tương ứng với hình thức lừa đảo:
  • Cảnh sát: tư vấn về tội phạm, số điện thoại #9110
  • Trung tâm cuộc sống quốc gia: đưa ra lời khuyên khi bị lừa đảo, , số điện thoại 188
  • Trung tâm người dùng xuyên biên giới: nếu bị lừa trên các trang web nước ngoài hoặc đi du lịch nước ngoài, số điện thoại 0334438879
  • Trung tâm đường dây nóng internet: thu thập thông tin, xử lí việc truyền tải thông tin bất hợp pháp, website: https://www.internethotline.jp/reports/edit/IHOU7
  • Cơ quan thông tin phòng chống lừa đảo: nhận thông tin về các hình thức gian lận lừa đảo, website: https://www.antiphishing.jp/contact.html

 

III. Lừa đảo mua hàng, quảng cáo phóng đại

Ngoài lừa đảo qua điện thoại và internet thì còn có các loại khác như:

  • Đặt hàng sau khi xem tờ rơi hoặc sách quảng cáo, nhận được sản phẩm bị lỗi hoặc khác hoàn toàn nhưng không được bồi hoàn
  • Mua sản phẩm sau khi xem quảng cáo nhưng không thấy có tác dụng gì, hoặc phẫu thuật thẩm mĩ nhưng kết quả khác với quảng cáo

lừa đảo

Cách xử lí:

  • Nếu là lừa đảo tờ rơi hoặc sách quảng cáo, gọi cho cảnh sát theo số 0356511122
  • Nếu là lừa đảo quảng cáo phóng đại, liên hệ với Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (website: https://form.caa.go.jp/input.php?select=1099) hoặc Tổ chức đánh giá quảng cáo Nhật Bản JARO (03-3541-2811 tại Tokyo hoặc 06-6344-5811 tại Osaka)

Ý tưởng siêu đáng yêu nhằm phòng chống lừa đảo của tỉnh Gifu, Nhật Bản

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tham khảo: rakuraku

bình luận

ページトップに戻る