Tỉ lệ sốc phản vệ ở Nhật Bản với vắc xin COVID-19 của Pfizer Inc. tương đối cao

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Bộ trưởng phụ trách tiêm chủng cho biết những người ở Nhật Bản đã tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer Inc. dường như đã bị sốc phản vệ với tỷ lệ cao hơn ở Mỹ và châu Âu.

Vào ngày 10 tháng 3 vừa qua, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết có thêm 8 trường hợp bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong, nâng tổng số ca sốc phản vệ lên 25 người trong số khoảng 148.000 nhân viên y tế đã được tiêm. Trong số những người bị sốc phản vệ, 24 trường hợp là nữ giới và 1 trường hợp là nam giới.

Tỷ lệ này được so sánh với 5 trường hợp trong mỗi 1 triệu liều được tiêm ở Hoa Kỳ và 20 trường hợp trên triệu ở Anh. Mặc dù Nhật Bản tiến hành việc tiêm vắc xin sau và tỷ lệ này có thể thay đổi khi có nhiều người được tiêm.

Nhật Bản đang trong quá trình tiêm chủng cho khoảng 4,8 triệu nhân viên chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc trước khi mở rộng cho những người từ 65 tuổi trở lên vào giữa tháng 4.

Những người tiêm vắc xin COVID-19 do Pfizer và đối tác BioNTech SE phát triển đang được yêu cầu ở lại chỗ tiêm ít nhất 15 phút để kiểm tra xem có bị sốc phản vệ và các tác dụng phụ khác hay không. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, các triệu chứng gặp phải trong vòng 5 đến 30 phút sau khi tiêm thuốc bao gồm đau họng, phát ban và khó thở. Tất cả đều hồi phục sau khi được điều trị.

Bộ trưởng Y tế Norihisa Tamura cho biết một hội đồng của Bộ có kế hoạch họp vào thứ Sáu ngày 12, xem xét liệu các triệu chứng được báo cáo ở Nhật Bản có nghiêm trọng như ở nước ngoài hay không.

Pfizer cho biết các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin của họ có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa các triệu chứng của COVID-19 và Thủ tướng Suga đã gọi việc tiêm chủng là “yếu tố quyết định” trong việc kiểm soát đại dịch.

Nhưng tại một khảo sát ý kiến người dân vào tháng 2:

  • 63,1% số người được hỏi muốn được tiêm chủng
  • 27,4% nói rằng họ không, rõ ràng là do lo ngại về các tác dụng phụ

Các trường hợp nhiễm corona được báo cáo ở Nhật Bản đã giảm xuống kể từ khi Thủ tướng Suga ban bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực thủ đô Tokyo và các khu vực khác vào tháng 1.

Nhưng sự sụt giảm đã chạm đáy trong những tuần gần đây và tuyên bố tình trạng khẩn cấp được gia hạn cho đến ngày 21 tháng 3 trong bối cảnh lo lắng kéo dài về tình trạng quá tải ở bệnh viện và sự lây lan của nhiều biến thể virus.

Chia sẻ của bác sĩ người Nhật sau khi tiêm vắc xin ngừa corona

Người nước ngoài ở Nhật có được tiêm vắc xin virus corona?

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る