Làm việc tại Nhật Bản: Đặc điểm ngành robot công nghiệp

Tiếp tục chuỗi bài viết dành cho các bạn đang có nhu cầu tìm việc hoặc chuyển việc tại Nhật, hôm nay LocoBee sẽ gửi đến bạn kiến thức cơ bản cũng như xu hướng và đặc điểm của ngành robot công nghiệp nhé!

Có thể bạn quan tâm:

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

Top 10 chủ đề tiếng Nhật bạn nhất định phải biết khi sống và học tập ở Nhật

 

Kiến thức cơ bản

Một robot công nghiệp được ứng dụng vào thực hiện các công việc như hàn, lắp ráp và sơn.

Có thể tạm chia nó thành robot đa khớp có nhiều khớp nối giống như cánh tay người và thường được dùng để hàn ô tô, và robot linh kiện điện tử chuyên dụng trong việc gắn linh kiện điện tử lên bảng mạch in.

 

Xu hướng gần đây

Đơn đặt hàng cho robot công nghiệp ở Nhật Bản vẫn ở mức cao. Sự biến động của thị trường Trung Quốc – quốc gia chiếm khoảng 40% giá trị xuất khẩu là nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng nhận đơn hàng của các công ty Nhật Bản. Ở Trung Quốc, việc đầu tư vào tự động hóa sản xuất đã nhanh chóng mở rộng để đáp ứng với mức lương tăng cùng với tăng trưởng kinh tế. Chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất của Chính phủ Trung Quốc mang tên 中国製造 2025 (Chugoku Seizo 2025) – Made in China 2025 cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ sự ra đời của các loại robot.

Vào năm 2019, một số công ty đã hạn chế đầu tư do xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu tự động hóa ổn định do chi phí nhân công tăng, có khả năng một số công ty sẽ xem xét tăng tốc độ của việc đầu tư tự động hóa vào các nhà máy, cơ sở khác để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19.

Nhìn chung, do sự thiếu hụt lao động ngày càng tăng ở Nhật Bản và Trung Quốc, việc đầu tư vào tự động hóa tại các nhà máy đã tăng lên và thị trường robot công nghiệp ngày càng mở rộng. Nhu cầu ở Trung Quốc, một thị trường rộng lớn đã sụt giảm do sự lây lan của virus corona. Tuy nhiên, có khả năng đầu tư vào tự động hóa các nhà máy sẽ được đẩy mạnh và có nhiều quan điểm cho rằng nhu cầu về robot công nghiệp là ổn định.

Chúc các bạn trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để có thể tự tin trong quá trình tìm kiếm việc làm ở thị trường ngành robot công nghiệp nói riêng và các công việc ở Nhật nói chung.

Bài viết cùng chuyên đề:

Làm việc tại Nhật Bản: Đặc điểm ngành hàng không

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành xe tiết kiệm năng lượng

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường phần mềm – đặc điểm và xu hướng

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành robot dịch vụ – đặc điểm và xu hướng

 

Theo Nikkei

 

bình luận

ページトップに戻る