Người dân tộc thiểu số Ainu đệ đơn kiện chính phủ Nhật Bản về quyền đánh bắt cá hồi

Một nhóm người Ainu – dân tộc thiểu số ở miền Bắc Nhật Bản – mới đây đã đệ đơn kiện nhà chức trách yêu cầu  miễn cho họ lệnh cấm đánh bắt cá hồi vì mục đích thương mại trên sông. Mặc dù luật pháp Nhật Bản quy định rằng người Ainu là dân tộc bản địa nhưng điều đó không đảm bảo quyền tự quyết của họ và các quyền của bộ lạc khác vì lý do chính phủ cho rằng không có bộ tộc Ainu nào.

 

Nội dung đơn kiện

Đơn kiện được đệ trình lên Tòa án quận Sapporo chống lại chính quyền trung ương và Hokkaido. Đây là vụ kiện đầu tiên của người Ainu để xác nhận quyền bản địa của họ. Đánh bắt cá hồi trên sông là bất hợp pháp theo luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các quy định của Hokkaido về đánh bắt nội địa. Người Ainu sống trong đất liền chỉ có thể câu cá hồi bằng phương pháp truyền thống và phải có sự cho phép của chính quyền.

Theo đơn kiện, các nguyên đơn là thành viên của một cơ quan bảo tồn văn hóa Ainu có trụ sở tại thị trấn Urahoro. Nhóm này bao gồm hậu duệ của các cộng đồng Ainu đã sống quanh sông Tokachi ở Hokkaido kể từ thời Edo (đầu vào thế kỷ 17). Trong đơn kiện, các nguyên đơn lập luận rằng họ đã nhận được từ tổ tiên quyền đánh cá để duy trì kế sinh nhai. Mặc dù quyền đó đã bị bãi bỏ bởi chính sách đồng hóa do chính phủ theo đuổi trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912).

Định nghĩa về Jijitsukon – Naien – Dosei trong luật pháp Nhật Bản

Nhóm này phát biểu rằng chính phủ đã “phớt lờ” và vi phạm quyền đánh bắt và săn bắn của người Ainu khi chính phủ Minh Trị thu hồi đất ở các đảo phía Bắc của Nhật Bản. Các nguyên đơn khẳng định họ vẫn giữ quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên như trước đây trừ khi nhà nước có thể đưa ra “lý do chính đáng” để đưa mảnh đất nơi tổ tiên họ đã đánh bắt, săn bắn và khai thác thuộc sở hữu nhà nước.

 

Phản ứng của phía chính quyền

Phía chính quyền đã khẳng định rằng với sự “biến mất” của các làng Ainu do chính sách đồng hóa, không có bộ lạc nào có quyền đối với đất đai và đánh bắt cá hồi. Trọng tâm của vụ kiện dự kiến ​​sẽ tập trung vào các vấn đề như tính hợp pháp của việc chính phủ Minh Trị tước đoạt đất đai và liệu việc khôi phục quyền đánh bắt có được áp dụng cho nhóm nộp đơn kiện hay không.

Người Ainu đã phải đấu tranh để duy trì ngôn ngữ và văn hóa của họ vì chính sách đồng hóa. Họ cũng bị ép làm nông nghiệp thay vì săn bắn và đánh cá – vốn là một phần không thể thiếu trong văn hóa của họ. Năm 1997, một đạo luật đã được ban hành ở Nhật Bản để bảo tồn văn hóa Ainu. Mặc dù đây là đạo luật đầu tiên thừa nhận sự tồn tại của một nhóm dân tộc thiểu số trong nước nhưng nó không quy định rằng người Ainu là người bản địa.

Nhật Bản là một trong số những nước ủng hộ tuyên bố của Liên hợp quốc vào năm 2007 công nhận quyền của người bản địa như một tập thể. Vào tháng 5 năm ngoái, Nhật Bản lần đầu tiên thực thi một đạo luật nói rằng người Ainu là người bản địa ở Hokkaido. Tuy nhiên, một số người Ainu đã nói rằng luật này không đề cập đến việc khôi phục quyền đánh bắt thủy sản.

Bảo tàng Quốc gia dân tộc Ainu tại Hokkaido

Liên lạc ngoài giờ làm việc có vi phạm pháp luật không?

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る