Định nghĩa về Jijitsukon – Naien – Dosei trong luật pháp Nhật Bản

Nếu bạn hẹn hò hoặc có ý định kết hôn với người Nhật, bạn đã bao giờ gặp phải những từ ngữ mà bạn chưa từng nghe thấy? Tất nhiên nếu đôi bên kết hôn dựa trên sự đồng ý, tự nguyện và quy định pháp luật thì sẽ không có vấn đề gì cả. Tuy vậy trong một số trường hợp, vì nhiều lý do bất khả kháng nên một số người sẽ không thể đi tới hôn nhân hợp pháp.

Trong bài viết lần này hãy cùng LocoBee tìm hiểu về sự khác biệt giữa những kiểu quan hệ không phải là hôn nhân được pháp luật quy định. Đó là jijitsukon, naien và dosei.

Jijitsukon là gì?

Jijitsukon (事実婚) là những trường hợp chung sống với nhau như một cặp vợ chồng nhưng lại chưa làm các thủ tục luật pháp cần thiết để đăng kí cuộc hôn nhân này, do đó họ chưa được công nhận là vợ chồng hợp pháp. Trong tiếng Việt có thể hiểu là hôn nhân thỏa thuận, hôn nhân tạm.

Một ngày của bà mẹ Nhật đi làm có con nhỏ
Tuy chưa đăng kí các thủ tục theo quy định pháp luật nhưng họ vẫn có mối quan hệ giống như các cặp vợ chồng hợp pháp. Theo quy định pháp luật, jijitsukon là:

  1. Có hiệp định, thỏa thuận về việc thiết lập mối quan hệ hôn nhân giữa những bên liên quan
  2. Có sự tồn tại của việc chung sống như vợ chồng

Một mối quan hệ thỏa mãn 2 điều kiện trên thì mối quan hệ đó sẽ được coi là jijitsukon.

Naien là gì?

Naien (内縁) có cùng ý nghĩa với jijitsukon. Bởi vì có nhiều người thấy từ naien hơi nhạy cảm một chút nên trong báo chí, tin tức hiện nay người ta thường hay sử dụng từ jijitsukon hơn.

Một ngày của cô gái người Nhật 31 tuổi trong công cuộc chống ế
Tuy trong các bộ luật không có quy định hay định nghĩa nào về naien nhưng trong cuộc sống, naien và jijitsukon vẫn thường được dùng thay thế nhau.

Dosei là gì?

Dosei dùng để chỉ trường hợp hai người chưa thực hiện các thủ tục kết hôn mà sống chung với nhau, trong tiếng Việt có thể hiểu là sống chung hoặc sống thử.

Một ngày của nhân viên văn phòng ở Nhật Bản

Khác với jijitsukon và naien, một mối quan hệ kiểu dosei không cần phải thỏa mãn điều kiện có thỏa thuận về việc việc thiết lập mối quan hệ hôn nhân giữa những bên liên quan, có cũng được mà không có cũng không sao.

Sự khác biệt giữa hôn nhân tạm và hôn nhân hợp pháp


Trong mối quan hệ hôn nhân tạm thì hai bên:

  • Không cần thay đổi hộ tịch
  • Không có quyền thừa kế
  • Con ngoài giá thú (đứa con sinh ra khi bố mẹ chưa đăng kí kết hôn) khi muốn xác nhận quan hệ bố con thì cần phải tiến hành theo các trình tự luật pháp. Con sinh ra sẽ tự động được nhập hộ tịch nhà mẹ và mang họ người mẹ
  • Về mặt tiền thuế, các loại khấu trừ vợ/chồng hoặc khấu trừ đặc biệt vợ/chồng sẽ không được áp dụng

Chứng minh mối quan hệ hôn nhân tạm:
Khi đăng kí giấy chứng nhận cư trú (住民票) thì ở cột quan hệ gia đình (続柄) bạn có thể ghi thêm “夫(未届)” (otto mitodoke) có nghĩa là Chồng (chưa đăng kí) hoặc “妻(未届) “(tsuma mitodoke) có nghĩa là Vợ (chưa đăng kí) sẽ giúp công khai mối quan hệ hôn nhân tạm. Nếu không phải quan hệ hôn nhân tạm mà chỉ đơn giản là sống chung thì ở cột này có thể ghi là 同居人 (dokyonin), có nghĩa là Người sống chung.

Hủy bỏ quan hệ hôn nhân tạm:
Kể cả trong mối quan hệ hôn nhân tạm, nếu một bên chịu trách nhiệm trong việc làm đổ vỡ, rạn nứt mối quan hệ thì bên còn lại có quyền đòi tiền bồi thường.

  • Với những tài sản được hai bên chung sức tích góp thì khi mối quan hệ này bị hủy bỏ, phần tài sản này sẽ được chia đôi
  • Kể cả trong hôn nhân tạm thì đều có quyền đòi phí nuôi dưỡng con cái, tiền bồi thường và phân chia tài sản, vậy nên dù phụ huynh chỉ có mối quan hệ hôn nhân tạm nhưng theo quy định pháp luật thì vẫn phải chi trả tiền nuôi dưỡng con cái


Jijitsukon hay hôn nhân tạm có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhiều nhược điểm. Điều quan trọng là đôi bên cần phải tìm được tiếng nói chung và đi đến quyết định xem sẽ kết hôn hợp pháp hay chỉ sống theo hôn nhân tạm.
Từ vựng hay về chủ đề tình yêu hôn nhân (kỳ 1)

Kazuharu (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る