Tiếp tục với chủ đề Làm việc tại Nhật Bản, lần này LocoBee giới thiệu tới các bạn ngành bất động sản. Sự thay đổi của ngành không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn cả đời sống của nhiều công dân Việt Nam đang học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Gần 9,9 tỉ đồng cho 1 mét vuông đất ở Ginza, Tokyo
Kiến thức cơ bản
Kinh doanh bất động sản chủ yếu bao gồm khai thác, cho thuê, bán, môi giới và quản lý tương đương với 4 từ vựng là 開発 (kaihatsu), 賃貸 (chintai), 売買 (baibai), 仲介 (chukai) và 管理 (kanri). Trong đó, khai thác liên quan đến việc mua đất và xây dựng các tòa nhà văn phòng, kho bãi, nhà ở và khách sạn.
Ngày nay, với việc đưa vào sử dụng các công nghệ kĩ thuật đã làm cho thị trường trở nên hiệu quả và minh bạch hơn. Đây chính là định nghĩa của thuật ngữ 不動産テック (fudosan tekku) tức là công nghệ bất động sản.
[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!
Bí quyết đạt được điểm số cao trong kì thi JLPT mọi trình độ
Xu hướng gần đây
Theo khảo sát của Mori Trust tại thời điểm tháng 12 năm 2018, việc cung cấp các tòa nhà văn phòng lớn ở 23 quận của Tokyo (tổng diện tích sàn từ 10.000m² trở lên) vào năm 2018 là mức cao thứ 4 trong 20 năm qua và việc đưa vào thị trường các văn phòng mới đang được phát triển một cách vững chắc.
Với mục đích đa dạng hoá nguồn thu nhập từ bất động sản, các ông lớn của ngành không chỉ tập trung vào việc khai thác các cơ sở kho bãi, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, trung tâm mua sắm mà còn tham gia vào đầu tư ở thị trường nước ngoài.
Trong tương lai, đại dịch COVID-19 được cho là sẽ có tác động lớn đến ngành bất động sản, bao gồm cả nhu cầu về văn phòng mới. Nếu trạng thái cách ly xã hội được thiết lập cũng như một trạng thái bình thường mới kéo dài trong một thời gian sau khi cuộc khủng hoảng corona kết thúc, thì đây sẽ là lý do buộc ngành phải điều chỉnh lại chiến lược tăng giá bất động sản ở các đô thị và giá bất động sản sẽ bị ảnh hưởng.
LocoBeeHome – Giải pháp tìm nhà ở Nhật cho người Việt
Chúc các bạn trang bị cho mình thật đầy đủ kiến thức để có thể tự tin trong quá trình tìm kiếm việc làm ở ngành bất động sản nói riêng và các công việc ở Nhật nói chung.
Bài viết cùng chuyên đề:
Làm việc tại Nhật Bản: Ngành công nghiệp ô tô – đặc điểm và xu thế
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành điện thoại di động
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường công ty thương mại
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường thiết kế máy công cụ
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường đồ ăn nhanh
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành may mặc
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành đường sắt Nhật Bản
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường dịch vụ mạng xã hội/SNS – đặc điểm và xu hướng
Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường máy ảnh/máy quay kĩ thuật số – đặc điểm và xu hướng
Theo Nikkei