Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành đường sắt Nhật Bản

Tiếp tục chuỗi bài viết tìm hiểu đặc điểm và xu hướng thị trường các ngành ở Nhật, lần này LocoBee giới thiệu đến các bạn về ngành đường sắt. Hãy cùng xem thị trường này đã, đang và sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới nhé!

 

Có thể bạn quan tâm:

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

 

Kiến thức cơ bản

Các công ty JR được thành lập vào năm 1987 khi doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hóa thành 6 công ty vận tải hàng hóa và chuyên chở hành khách gồm có Hokkaido, Higashi Nihon, Tokai, Nishi Nihon, Shikoku và Kyushu. Các mô hình kinh doanh của JR và các công ty đường sắt tư nhân có phạm vi rộng, ngoài việc phát triển mô hình kinh doanh chính là đường sắt còn có dịch vụ phân phối các cửa hàng bách hóa và siêu thị, bất động sản, khách sạn và giải trí.

Cách mua vé và đi tàu điện ở Nhật Bản

 

Xu hướng gần đây

Theo Hiệp hội Đường sắt tư nhân Nhật Bản, tính ở thời điểm năm 2018, số lượt hành khách chuyên chở tại 16 công ty đường sắt tư nhân lớn gồm có cả công ty Đường sắt điện Hankyu và công ty Đường sắt điện Hanshin vượt quá 10 tỷ người trong 4 năm liên tiếp. Sự gia tăng số lượng khách du lịch người nước ngoài đến thăm Nhật Bản cũng như nhu cầu đi lại phục vụ cho công việc cũng tăng do việc tái phát triển ở các trung tâm thành phố một cách tích cực.

3 điểm cần lưu ý khi đi tàu vào giờ cao điểm ở Tokyo

Cuộc khủng hoảng mang tên COVID-19 có thể làm biến đổi thị trường ngành đường sắt. Do người dân tại Nhật được yêu cầu hạn chế đi ra ngoài và gia tăng làm việc tại nhà mà số lượt hành khách chuyên chở tại thời điểm này đã giảm đáng kể. Nếu lối sống của người dân Nhật thay đổi, chẳng hạn như làm việc lâu dài tại nhà ngay cả sau đại dịch virus corona kết thúc, ngành buộc phải đánh giá lại các chiến lược như kế hoạch vận chuyển và phát triển các bất động sản.

Ngoài ra còn phải kể đến MaaS – một thuật ngữ mới trong ngành với ý nghĩa là dịch vụ vận chuyển thế hệ tiếp theo cho phép nhiều phương thức vận chuyển được tìm kiếm, đặt chỗ và thanh toán trên cùng một ứng dụng duy nhất. Tuy toàn ngành chịu sự ảnh hưởng nhất định từ COVID-19 nhưng mặt khác, đây lại là cơ hội lớn để MaaS phát triển. Mỗi công ty đang và cần phải nỗ lực để có được những chiến lược nhằm cung cấp các dịch vụ kết hợp đường sắt, vận chuyển thứ cấp cũng như cung cấp các dịch vụ đi kèm tích hợp vé tham quan dọc theo các tuyến đường sắt…

 

Bài viết cùng chuyên mục:

Làm việc tại Nhật Bản: Ngành công nghiệp ô tô – đặc điểm và xu thế

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành điện thoại di động

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường công ty thương mại

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường thiết kế máy công cụ

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường đồ ăn nhanh

Làm việc tại Nhật Bản: Thị trường ngành may mặc

 

Theo Nikkei

bình luận

ページトップに戻る