COVID-19: Hiểu đúng một số thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Khi đại dịch đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, một loạt các thuật ngữ liên quan đã và đang được sử dụng rất nhiều trên các phương tiện truyền thông.

Sau đây là một số thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất và định nghĩa của chúng theo các tổ chức y tế.

Cẩm nang về cách phòng chống lây nhiễm virus corona dành cho người dân

 

Virus corona

Một loại virus có thể gây bệnh ở người và động vật. Nó có thể gây ra cả cúm thông thường và cả các bệnh nghiêm trọng như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS). Virus corona đang lây lan khắp thế giới gần đây nhất gây ra bệnh Coronavirus 2019 (COVID-19).

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới

 

SARS-CoV-2

Tên chính thức của virus đang gây ra đại dịch toàn cầu hiện nay. Thuật ngữ này là viết tắt của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronavirus 2. Tên tạm thời được đặt cho loại virus này là 2019-nCoV. Nó đã được gọi một cách không chính thức như “virus corana chủng mới” để phân biệt nó với các virus corona khác.

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới; Ủy ban Quốc tế về phân loại virus

 

COVID-19

Một bệnh về đường hô hấp do coronavirus gây ra đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới sau khi được phát hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc vào năm 2019. COVID-19 là viết tắt của “Coronavirus disease 2019”. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, mệt mỏi và ho khan. Nó có thể lây lan qua tiếp xúc với các giọt bắn từ miệng hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi.

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới

 

Thời gian ủ bệnh

Thời gian kể từ khi nhiễm virus đến khi có các biểu hiện bệnh. Trong trường hợp SARS-CoV-2, thời gian ủ bệnh được ước tính trong khoảng từ 1 đến 14 ngày, trong đó phổ biến nhất là 5 ngày.

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới

 

Bệnh truyền nhiễm

Việc bùng phát của một căn bệnh lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến nhiều người cùng một lúc.

Nguồn: Merriam-Webster

 

Đại dịch

Việc bùng phát của một căn bệnh xảy ra trên một khu vực địa lý rộng lớn và ảnh hưởng đến một tỷ lệ dân số cao. Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố sự bùng phát của COVID-19 là một đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020.

Nguồn: Merriam-Webster; Tổ chức Y tế Thế giới

 

Xét nghiệm PCR

Là xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase –  thử nghiệm được sử dụng để phát hiện virus corona mới bằng cách khuếch đại và cùng lúc xác định được số lượng của phân tử DNA đích. Loại thử nghiệm này được tiến hành trong phòng thí nghiệm với các điều kiện được kiểm soát và có thể mất vài giờ để cho ra kết quả.

Nguồn: Viện nghiên cứu hệ gen Hoa Kì

 

R0

Số R0 hoặc số sinh sản cơ bản là số lần truyền thứ cấp trung bình được tạo ra bởi 1 trường hợp truyền nhiễm. Giá trị R0 bằng 2 có nghĩa là cứ 1 người nhiễm sẽ lây cho 2 người. Giá trị R0 phải nhỏ hơn 1 thì dịch bệnh mới được kiểm soát.

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới

 

Cách ly xã hội

Một biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong đó con người cách xa người khác hơn bình thường hoặc tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác trong thời gian dịch bệnh.

 

Phong toả

Một biện pháp khẩn cấp trong đó con người bị hạn chế vào hoặc rời một địa điểm cụ thể.

“Phong toả” là gì theo Luật các biện pháp đặc biệt đối phó với virus corona chủng mới?

 

Cách ly kiểm dịch

Tình trạng cách ly đối với những người có thể đã tiếp xúc với virus corona chủng mới. Cách ly một người giúp đảm bảo rằng họ sẽ không lây nhiễm cho người khác.

 

Tự cô lập

Ở nhà một cách tự nguyện để tránh tiếp xúc với người khác và ngăn ngừa sự lây lan của virus corona chủng mới.

 

Làm việc từ xa

Telework – làm việc tại nhà hoặc một địa điểm khác và có kết nối với một văn phòng trung tâm mà không đến văn phòng đó.

 

Overshoot

Thuật ngữ chỉ sự lây lan bùng nổ của các trường hợp virus corona vượt quá con số dự kiến.

Phân tích dữ liệu di chuyển của người dân Tokyo sau tuyên bố tình trạng khẩn cấp

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る