Theo khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, có đến 24,1% nam giới từng cố gắng sử dụng chế độ nghỉ phép chăm con (育児休業制度) đã bị quấy rối tại nơi làm việc trong vòng 5 năm qua. Hiện tượng này được gọi là パタニティーハラスメント(patahara). Tỷ lệ này tăng lên đến 33% đối với các nhân viên quản lý. Đặc biệt, trong các tổ chức có quy mô từ 100 đến 299 người, tình trạng này phổ biến nhất với tỷ lệ lên đến 30%.
Hơn 70% nạn nhân cho biết họ bị quấy rối nhiều lần, trong đó 45,2% bị “thỉnh thoảng” và 27% bị “lặp đi lặp lại”. Tỷ lệ nạn nhân bị quấy rối “nhiều lần” cao nhất trong các tổ chức quy mô dưới 99 nhân viên, đạt mức 42,1%. Chỉ có 27,8% cho biết họ chỉ bị quấy rối một lần.
Các hình thức quấy rối thường gặp nhất, theo khảo sát đa lựa chọn, bao gồm:
- Cản trở việc sử dụng chế độ nghỉ phép chăm con từ cấp trên và đồng nghiệp (24,2%)
- Quấy rối kéo dài (20,8%)
- Thay đổi vị trí công tác bất lợi (19,2%)
Nhiều nạn nhân cho biết họ phải từ bỏ quyền lợi của mình. 31,7% từ bỏ chế độ miễn làm thêm giờ và 25,8% từ bỏ chế độ nghỉ phép chăm con. Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 1 năm 2024 thông qua tnternet, với câu trả lời từ 500 người lao động nam tại Nhật Bản.
Mang thai và sinh con ở Nhật (Kỳ I – Trợ cấp nghỉ chăm con)
Khác biệt trong suy nghĩ giữa cấp trên và gia đình khi nam giới nghỉ chăm con
Nguồn: www.nippon.com
Biên tập: LocoBee