Tháng 6 là thời điểm quả anh đào, mận vào mùa còn hoa cẩm tú cầu nở rất đẹp. Tháng 6 cũng là tháng duy nhất trong năm không có ngày nghỉ lễ. Tuần lễ vàng tháng 5 đã qua và vẫn còn một thời gian nữa mới đến kỳ nghỉ hè. Khi nghĩ về các sự kiện, có thể bạn nghĩ về Ngày của Cha, và khi nghĩ về truyền thống, không thể bỏ qua hoa cẩm tú cầu và cô dâu tháng 6.
Sau đây, hãy cùng LocoBee tìm hiểu về top 10 ấn tượng của mọi người về tháng 6 nhé!
Nội dung bài viết
Vị trí số 1: Mưa
Trời mưa rất nhiều vào tháng 6 vì các khối không khí ẩm bao quanh Nhật Bản. Khối không khí biển Okhotsk lạnh giá ở phía Bắc và khối không khí Ogasawara ấm áp ở phía Nam sẽ bắt đầu đi qua Nhật Bản vào khoảng tháng 6. Kết quả là, có một ranh giới giữa phía Đông và phía Tây được gọi là ranh giới không khí mưa theo mùa, không khí lạnh và không khí nóng va chạm với nhau, tạo ra mưa.
Vị trí thứ 2: Cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu là loài hoa đại diện của tháng 6. Từ nguyên của nó được cho là xuất phát từ từ ‘Azusaai’, có nghĩa là một tập hợp các màu xanh da trời. Hoa cẩm tú cầu có đặc điểm là nó chuyển sang màu xanh lam khi độ pH của đất có tính axit, màu đỏ khi đất có tính kiềm và màu tím khi ở mức trung bình. Do đó, ngôn ngữ của hoa là “thất thường”, “vô thường” và “lừa dối”. Tuy nhiên, mỗi màu sắc cũng có ngôn ngữ riêng của loài hoa, chẳng hạn như “xanh/tím = tình yêu kiên định”, “đỏ/hồng = người phụ nữ nghị lực” và “trắng = bao dung”.
Ngoài ra, nếu bạn treo ngược một bông cẩm tú cầu vào ngày 6, 16 hoặc 26 tháng 6, việc này sẽ giúp xua đuổi tà khí.
Vị trí thứ 3: Mùa cưới
“Junburaido” có nghĩa là “Cô dâu tháng 6” hoặc “Kết hôn tháng 6″. Từ xa xưa ở Châu Âu, đã có một truyền thuyết rằng ”cô dâu kết hôn vào tháng 6 sẽ hạnh phúc” và truyền thuyết này đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Cái tên bắt nguồn từ Juno, vợ của thần Zeus, vị thần chính trong thần thoại Hy Lạp. Juno là vị thần hộ mệnh của tháng 6 và là nữ thần của hôn nhân và sinh nở.
Cách lựa chọn trang phục khi dự đám cưới tại Nhật Bản
Vị trí thứ 4: Mùa mưa
“Nyubai”入梅(にゅうばい) có nghĩa là “bước vào mùa mưa”. Giống như Setsubun và Doyo, nó dùng để chỉ ngày đánh dấu sự chuyển giao giữa các mùa. Ngày được xác định dựa trên vị trí của mặt trời và rơi vào khoảng ngày 11 tháng 6 hàng năm. Mặt khác, tsuyuiri (梅雨入り) là một từ thể hiện rằng mùa mưa đã thực sự bắt đầu. Thuật ngữ này được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản sử dụng để mô tả các hiện tượng theo mùa.
Có nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao chữ hán ‘ume’ (梅) trong quả mơ được sử dụng cho nyubai, nhưng người ta cho rằng nó xuất phát từ thực tế là mùa mưa bắt đầu khi quả mơ chín.
Vị trí thứ 5: Ngày của Cha
Ngày của Cha được tổ chức vào Chủ nhật thứ 3 trong năm nên sẽ luôn rơi vào khoảng thời gian từ ngày 15 đến ngày 21/6. Nhiều người đã bắt đầu chuẩn bị cho lễ kỷ niệm từ nửa đầu tháng. Ngày của Cha hiện nay rất được mọi người đón nhận ở Nhật Bản, nhưng nguồn gốc của nó là được tổ chức ở Hoa Kỳ.
Vị trí thứ 6: Mùa mơ
Mùa mơ từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 7. Vào tháng 6, khi đã có rất nhiều mơ đã được bày bán, một số hộ gia đình có thể có truyền thống ngâm mơ muối (umeboshi) hàng năm. Ngoài ra, có rất nhiều người làm rượu mơ và siro mơ. Ngày 6 tháng 6 được gọi là 梅の日. Nguồn gốc của ngày này là vào ngày 17 tháng 4 năm Tenbun (ngày 6 tháng 6 năm 1545 theo lịch mới), tại Lễ hội Aoi, lễ hội hàng năm của đền Kamo ở Kyoto, khi Hoàng đế Gonara thực hiện nghi lễ Thần đạo, mơ đã được dâng lên hoàng đế.
Học cách làm rượu mơ của mẹ Nhật
Vị trí thứ 7: Mùa đổi quần áo
Việc thay đổi quần áo ban đầu đại diện cho phong tục đổi quần áo phù hợp với mùa, chẳng hạn như nóng hoặc lạnh. Nó đã trở thành văn hoá, giờ việc sắp xếp tủ đồ theo từng mùa cũng được coi như “thay áo”. Nó không chỉ là đổi quần áo mà còn có vai trò duy trì quần áo ở trạng thái sạch sẽ để bạn có thể mặc thoải mái trong mùa tiếp theo. Thời điểm đổi quần áo tùy theo từng vùng, nhưng thông thường là vào đầu tháng 6 trước khi trời nóng và đầu tháng 10 trước khi trời trở lạnh.
Top 10 món đồ cần thiết trong mùa mưa
Vị trí thứ 8: Hạ chí
Hạ chí là ngày dài nhất tính từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn. Ngày này được xác định theo thiên văn học và thay đổi mỗi năm, nhưng thường vào khoảng ngày 21 tháng 6. Vào ngày đông chí, có các phong tục như ngâm mình trong bồn tắm nước nóng và ăn bí ngô, nhưng vào ngày hạ chí thì không có phong tục trên toàn quốc. Tuy nhiên, đối với những quốc gia có mùa đông dài như Đan Mạch và Na Uy, ngày hạ chí lại là một ngày được đón nhận nhiều hơn vì nó đánh dấu sự xuất hiện của mùa hè. Mọi người thường tổ chức liên hoan, chung vui với nhau.
Gợi ý 8 địa điểm hẹn hò trong mùa mưa
Vị trí thứ 9: Tiền thưởng
Từ “tiền thưởng” xuất phát từ từ “bonus” trong tiếng Latinh, dùng để chỉ một mức lương đặc biệt được trả ngoài tiền lương hàng tháng. Ở Nhật Bản, nó còn được gọi là “ボナース” và nhiều công ty trả nó vào 2 đợt: tháng 6 vào mùa hè và tháng 12 vào mùa đông.
Vị trí thứ 10: Quả anh đào
Quả anh đào vào mùa từ tháng 5 đến tháng 7, với tháng 6 là mùa cao điểm. Khu vực sản xuất chính là tỉnh Yamagata, nơi sản xuất khoảng 3/4 tổng sản lượng tại Nhật Bản. Để quảng bá quả anh đào của Yamagata rộng rãi hơn, JA Zenno Yamagata đã đặt ngày 6 tháng 6 là “Ngày anh đào”. Nó xuất phát từ thực tế là số “6” trông giống như hình bóng của một quả anh đào và cũng là tháng mà vụ thu hoạch đang rộ nhất. Khi chọn quả anh đào, bạn nên chọn những quả có màu đỏ tươi, sáng bóng. Tránh những quả có màu hơi xanh vì sẽ chua.
Có thể thấy rằng nếu nhắc đến tháng 6, nhiều người sẽ liên tưởng đến mưa và cẩm tú cầu nhiều nhất.
Top 12 điểm đến du lịch trong tháng 6 năm 2023
Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Tổng hợp: LocoBee
bình luận