Số lượng nhà bỏ trống ở Nhật Bản đạt mức cao kỉ lục

Hàng năm số lượng nhà bỏ trống tại Nhật Bản tăng lên đều đặn trong bối cảnh tỉ lệ sinh giảm, dân số già và những thay đổi trong biến động dân cư. Đứng trước tỉ lệ sinh giảm và dân số già ngày càng tăng, có lẽ Nhật Bản cần phải có biện pháp sử dụng hiệu quả những ngôi nhà bỏ trống nhiều hơn nữa.

 

Số liệu từ Điều tra thống kê nhà ở đất đai

nhà bỏ trống

Theo Điều tra thống kê nhà ở đất đai năm 2018 (mới nhất) của Cục thống kê, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản thì số lượng nhà bỏ trống đã đạt mức cao kỉ lục là 8.489.000 căn, chiếm 13,6% tổng số nhà ở trên toàn quốc.

Loại hình sở hữu

Trong số 4.555.000 ngôi nhà bỏ trống để cho thuê, tính theo loại hình sở hữu thì số lượng nhà trống cho thuê thuộc sở hữu tư nhân xấp xỉ 4 lần nhà không thuộc sở hữu tư nhân. Cụ thể:

  • 3.604.000 (79,1%) thuộc sở hữu tư nhân
  • 819.000 (18,0 %) không thuộc sở hữu tư nhân (nhà công ty, nhà ở cho nhân viên…)

Thời gian xây dựng

Nhìn vào số lượng nhà bỏ trống cho thuê theo thời gian xây dựng thì 30,2% tổng số thuộc sở hữu tư nhân:

  • Nhà xây từ năm 1991 đến năm 2000 chiếm số lượng lớn nhất với 566.000 căn
  • Nhà xây từ năm 1981 đến năm 1990 là 522.000 căn
  • Nhà xây trong khoảng 20 năm từ năm 1981 đến năm 2000 là 1.088.000 căn

Tuy nhiên có đến 1.382.000 nhà bỏ trống (38,3%) thuộc sở hữu tư nhân cho thuê có thời gian xây dựng không xác định.
Mặt khác, nhìn vào nhà bỏ trống không thuộc sở hữu tư nhân thì có 324.000 căn được xây dựng trước năm 1980, chiếm 39,6% tổng số. Ngoài ra, 14.000 ngôi nhà được xây dựng sau năm 2016, chiếm 1,7% tổng số.

Diện tích nhà

Trong số nhà bỏ trống cho thuê thuộc sở hữu tư nhân, tính theo diện tích thì:

  • 886.000 căn có diện tích 29m2 trở xuống, chiếm 24,6% tổng số
  • 798.000 căn có diện tích từ 30~49m2, chiếm 22,2% tổng số
  • 306.000 căn có diện tích từ 70m2 trở lên, chiếm 8,5% tổng số

Lưu ý: 1.073.000 căn (29,8%) thuộc sở hữu tư nhân cho thuê không xác định được diện tích sàn.

Mặt khác, xét về nhà bỏ trống không thuộc sở hữu tư nhân thì:

  • 287.000 căn có diện tích từ 30~49m2 là nhiều nhất, chiếm 35,0%
  • 246.000 căn có diện tích từ 50~69m2, chiếm 30,1%
  • 113.000 căn có diện tích từ 29 m2 trở xuống, chiếm 13,8% – thấp hơn so với nhà thuộc sở hữu tư nhân cùng loại (24,6%)

 

Lí do nhà bỏ trống ngày càng nhiều ở 23 quận ở Tokyo

nhà bỏ trống

Số lượng nhà bỏ trống được xếp hạng giảm dần theo đô thị như sau:

  1. Quận Setagaya, Tokyo: 50.250 căn
  2. Quận Ota, Tokyo: 48.450 căn
  3. Thành phố Kagoshima, tỉnh Kagoshima: 47.580 căn
  4. Thành phố Utsunomiya, tỉnh Tochigi: 44.410 căn
  5. Thành phố Higashi Osaka, Osaka: 44.390 căn
  6. Quận Adachi, Tokyo: 39.660 căn
  7. Thành phố Matsuyama, tỉnh Ehime: 39.340 căn
  8. Thành phố Gifu, tỉnh Gifu: 39.040 căn
  9. Thành phố Suita, Osaka: 39.660 căn tại
  10. Thành phố Takamatsu: 37.800 căn

(Nguồn: Điều tra thống kê nhà ở đất đai năm 2018)

Trong một cuộc khảo sát do một công ty bất động sản ở Tokyo thực hiện với những người sở hữu những ngôi nhà bỏ trống, hơn 70% trong số họ trả lời rằng họ muốn tận dụng chúng và thực tế là ấn tượng của họ với nhà bỏ trống khá tiêu cực bởi:

  • Muốn bán cũng không được: 31,3%
  • Tốn tiền tu sửa, cải tạo: 29,7%
  • Thuế bất động sản cao: 28,3%

Khi hỏi về lí do bỏ nhà bỏ trống căn nhà thì câu trả lời là:

  • Làm gì cũng tốn tiền: 35,0%
  • Muốn tận dụng nhưng không biết làm thế nào: 30,7%
  • Căn nhà không có giá trị gì: 23,7%

(Nguồn: Khảo sát 300 chủ sở hữu nhà bỏ trống ở Tokyo và 3 tỉnh khác năm 2020/Viện thống kê nhà bỏ trống Akisapo)

Đa số các căn nhà bỏ trống là do ông bà, bố mẹ để lại cho con cháu thừa kế, mặc dù con cháu muốn tận dụng căn nhà nhưng họ không biết phải làm như thế nào và vấn đề nan giải là việc tu sửa căn nhà đã có tuổi thọ vài chục năm tốn rất nhiều tiền.

 

Nhà bỏ trống “bất tiện” và “cũ kĩ” có hấp dẫn?

nhà bỏ trống

Một công ty bất động sản ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba đang tập trung vào dịch vụ có tên “Cho thuê kiểu DIY”. Đặc điểm của nó là người thuê có thể tự sửa nhà và cho thuê với giá rẻ hơn giá thị trường. Người thuê có thể dọn vào ở với giá thuê rẻ hơn giá thị trường từ 20 đến 30% và có thể cải tạo theo ý thích của mình. Nếu người thuê đã tân trang lại nhà dưới sự cho phép của chủ sở hữu thì không phải khôi phục lại tình trạng ban đầu khi chuyển ra ngoài như khi thuê các căn nhà mới.

Đối với chủ sở hữu tài sản thì có lợi thế là không phát sinh chi phí đầu tư ban đầu hoặc sửa chữa lớn khi cho thuê nhà. Thông thường, ngay cả khi muốn sử dụng một ngôi nhà bỏ trống thì chủ nhân của nó phải làm rất nhiều việc như dọn dẹp, xây dựng, tuyển dụng và quản lí khách thuê… Với dịch vụ cho thuê kiểu DIY, gánh nặng đó sẽ được giảm bớt. Theo công ty này, có một nhu cầu mạnh mẽ giữa những người thích nhà cổ, những người muốn tùy chỉnh chúng theo ý thích của họ như các nghệ sĩ và thợ thủ công chế tạo đồ vật.

Trong khi sự gia tăng của những ngôi nhà bỏ trống đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng thì sự phổ biến của hình thức làm việc từ xa và giá vật liệu nhà ở tăng cao do đại dịch COVID-19 là những yếu tố thúc đẩy việc tận dụngnhà bỏ trống. Mong rằng trong tương lai giá trị của những ngôi nhà bỏ trống sẽ được xem xét lại và được tận dụng thật hiệu quả.

Thế tiến thoái lưỡng nan của Nhật Bản: Nhà bỏ trống và chung cư cao tầng

Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé! 

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る