Thị lực trẻ em Nhật Bản liên tục giảm trong hơn 40 năm

Cuộc khảo sát tìm hiểu thực trạng suy giảm thị lực ở trẻ em do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) thực hiện vào năm 2020 trên khoảng 8.600 học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở nhiều vùng khác nhau.

 

Kết quả khảo sát

Trong đa số các trường hợp, cận thị thường do sự kéo dài của nhãn cầu khiến tiêu điểm của vật nằm ở phía trước võng mạc – nơi cảm nhận độ sáng, màu sắc và hình dạng. Thông thường người ta sẽ đánh giá cận thị qua giá trị của bài kiểm tra thị lực, nhưng lần đầu tiên trong khảo sát này người ta đã thực hiện đo độ dài “trục nhãn cầu” để thu được kết quả chính xác nhất.

Học sinh lớp 6 tiểu học có chiều dài trục nhãn cầu gần giống người trưởng thành là khoảng 24mm đối với người lớn. Nhưng theo kết quả của cuộc khảo sát thì:

Giá trị trung bình đối với học sinh lớp 6 tiểu học:

  • Nam là 24,22 mm
  • Nữ là 23,75 mm (tương đương với người lớn)

Giá trị trung bình đối với học sinh năm 3 trung học cơ sở:

  • Nam là 24,61 mm
  • Nữ là 24,18 mm (thậm chí còn dài hơn)

Ngoài ra, thị lực mắt thường dưới 1,0 trong bài kiểm tra thị lực là khoảng 20% ​​ở lớp 1 tiểu học. Sau đó tăng lên khoảng 60% ở năm 3 trung học cơ sở, và khoảng 30% chưa đến 0,3.

cận thị

Giáo sư Ohno Kyoko của Đại học Y khoa & Nha khoa Tokyo – người tổng kết cuộc khảo sát – đánh giá rằng học sinh các lớp lớn tiểu học có xu hướng cận thị ngang với mức trung bình của người lớn, và cận thị đang tiến triển ngay từ khi còn các em còn nhỏ. Trong lĩnh vực y tế, một số người chỉ ra rằng bệnh cận thị ngày càng trẻ hóa.

Tại “Phòng khám nhãn khoa Ochanomizu – Inoue” tại Chiyoda-ku, Tokyo, nơi có khoa ngoại trú dành cho trẻ em có lúc cao điểm tiếp nhận đến 100 trẻ em khám trong 1 ngày. Số lượng trẻ em đến khám bệnh ngày càng tăng qua từng năm, và năm ngoái có gần 40% trẻ em đến khám vì cận thị hoặc nghi ngờ bị cận thị.

Cận thị tiến triển khi thời gian nhìn gần trong vòng 30 cm kéo dài. Vì vậy, cha mẹ cần điều chỉnh lại tư thế của trẻ em khi nhìn vào thiết bị điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, tư thế đúng là màn hình và mắt cách nhau hơn 30cm, nghỉ ngơi trong 20 giây hoặc hơn cứ sau 30 phút.

 

Thị lực của trẻ em liên tục giảm trong hơn 40 năm

Thị lực của trẻ em đã suy giảm trong hơn 40 năm kể từ năm 1979 khi bắt đầu có “Điều tra thống kê sức khỏe học đường” do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ thực hiện hàng năm đối với các trường mầm non, công lập và tư thục, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Năm 1979, tỉ lệ trẻ em có thị lực dưới 1,0 trong bài kiểm tra thị lực là:

  • Học sinh tiểu học: 17,91%
  • Học sinh trung học cơ sở: 35,19%
  • Học sinh trung học phổ thông: 53,02%

Sau 10 năm sau (năm 1989)

  • Học sinh tiểu học: 20,60%
  • Học sinh trung học cơ sở: 40,90%
  • Học sinh trung học phổ thông: 55,81%

Sau 20 năm sau (năm 1999)

  • Học sinh tiểu học: 25,77%
  • Học sinh trung học cơ sở: 49,69%
  • Học sinh trung học phổ thông: 63,31%

Sau 30 năm (năm 2009)

  • Học sinh tiểu học: 29,71%
  • Học sinh trung học cơ sở: 52,54%
  • Học sinh trung học phổ thông: 59,37%

Dữ liệu mới nhất năm 2020

  • Học sinh tiểu học: 37,52%
  • Học sinh trung học cơ sở: 58,29%
  • Học sinh trung học phổ thông: 63,17%

 

Năm 2050 dự kiến ​​khoảng một nửa dân số thế giới sẽ bị cận thị

Cận thị đang gia tăng nhanh chóng trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á. Các nhóm nghiên cứu tại Australia ước tính rằng đến năm 2050, khoảng một nửa dân số thế giới, tức khoảng 4,8 tỷ người sẽ bị cận thị …

cận thị

Hiệp hội nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sau 20 phút liên tục nhìn gần cần thư giãn mắt bằng cách nhìn các vật cách xa từ 6m trở lên trong 20 giây. Trong những năm gần đây, người ta thấy rằng sự tiến triển của cận thị có thể được kìm hãm bằng cách làm hoạt động ngoài trời khoảng 2 tiếng mỗi ngày và tiếp xúc với ánh sáng đầy đủ.

Giáo sư Ohno Kyoko thuộc Đại học Y khoa & Nha khoa Tokyo cho biết, “Nếu tình trạng cận thị tiến triển thêm sẽ dẫn đến nguy cơ gây ra các bệnh về mắt như tăng nhãn áp và xuất huyết võng mạc, tệ nhất là dẫn đến mù lòa. Trong những năm gần đây, điện thoại thông minh và game di động đã trở nên phổ biến. Sau 20 phút sử dụng thiết bịđiện tử cần ra ngoài nghỉ ngơi thư giãn mắt. Khi làm bài tập cần chú ý khoảng cách giữa mắt và sách, đặc biệt là vào ban đêm. Điều quan trọng là không vừa nằm vừa xem điện thoại.

Radio Taisou – Tập thể dục theo đài để khắc phục vấn đề thiếu vận động

 

Theo www.mext.go.jp

bình luận

ページトップに戻る