Dân số giảm và diện tích đất trống tăng liên quan đến Động đất – sóng thần Tohoku 2011

Tại 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima, những nơi bị thiệt hại do Trận động đất – sóng thần Tohoku 2011, dân số ở những khu vực có đất nền được nâng lên với mục đích bảo vệ thành phố khỏi sóng thần đã giảm 44% so với trước trận động đất. Điều này là do quá trình quy hoạch đã kéo dài và nhiều cư dân đã chuyển đến các khu vực khác. 34% diện tích đất ở khai hoang không được sử dụng và vẫn để trống.

Cần làm gì khi thiên tai ập đến?

Theo thống kê 33 khu vực của 15 thành phố, thị trấn và làng:

  • Tổng dân số 43.061 người trước trận động đất đã giảm xuống còn 24.193 người
  • Diện tích đất ở được nâng lên là 422 ha, trong đó có 144 ha đất chưa sử dụng

*Chỉ thống kê ở các khu vực chỉ có các khu thương mại được phát triển và các khu vực không có dân số được loại trừ

Vì liên quan đến tài sản của cư dân nên chính quyền địa phương cần được sự đồng ý của từng chủ đất. Công việc này làm kéo dài thời gian tái thiết.

Trong số 33 khu vực có 26 khu vực giảm dân số. Số người ở Taro của thành phố Miyako, tỉnh Iwate, nơi có tỷ lệ giảm nhiều nhất là 91%, giảm từ 1.400 người xuống còn 130 người. Một bức tường chắn sóng khổng lồ cao 10 mét đã bị sóng thần phá hủy khiến 181 người thiệt mạng. Tỉnh và thành phố đã nâng tường chắn sóng lên 14,7 mét và nâng cao trung bình 1,6 mét. Mặt khác, đối với những người dân muốn tái định cư, một ngọn đồi gần đó đã được kiến thiết.

Thành phố dự kiến có 600 người quay trở lại, nhưng nhiều người dân đã chọn những ngọn đồi vì lo ngại về lũ lụt trở lại và 40% là những khu đất trống. Một quan chức thành phố cho biết, “Người dân cho rằng tường chắn sóng sẽ không bị ngập lụt ngay cả khi có sóng thần lớn nhất. Chúng tôi sẽ thúc đẩy sự an toàn của khu vực.”

Dân số tăng ở 5 khu vực và 2 khu vực có dân số không đổi. Gần 40% trong số 15 ha ở khu vực xung quanh ga Shinchi ở thị trấn Shinchi, tỉnh Fukushima, bị bỏ trống, nhưng dân số đã tăng từ 187 lên 240 người. Điều này là do một cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng được xây dựng gần đó và ký túc xá của một công ty liên kết được xây dựng trong cùng khu vực.

Giáo sư Satoshi Masuda (quy hoạch vùng) của Đại học Tohoku, người đã tham gia xây dựng kế hoạch tái thiết cho chính quyền địa phương bị thiên tai, cho biết, “Chính quyền địa phương nên thảo luận trước với người dân về diện mạo dự kiến của khu vực sau động đất. Ngay cả khi quá trình kiến tạo có tốn thời gian đi chăng nữa, cư dân sẽ dễ quay trở lại hơn nếu có triển vọng trong tương lai. ”

Ne ne ne! Đố bạn biết những phương ngữ Tohoku này đấy!

3 lựa chọn ẩm thực vùng Tohoku (kì 2)

 

Theo nifty 

bình luận

ページトップに戻る