Hiểu từ Ganbaru – Hiểu người Nhật

Một trong những từ mà người Nhật thường sử dụng nhất là “がんばる” (ganbaru – nỗ lực). Tùy theo các thể của động từ mà có các cách nói như “がんばれ!” (ganbare – cố lên!), “がんばって” (ganbatte – cố lên!), “がんばります!” (ganbarimasu – tôi sẽ cố!), “がんばるよ” (ganbaru yo – tôi sẽ cố!).

“がんばる” (ganbaru) đã trở thành câu nói cửa miệng trong cuộc sống hằng ngày của người Nhật. Có lẽ đây cũng là từ rất đắt để miêu tả về con người Nhật Bản. Hôm nay chúng ta sẽ đào sâu tìm hiểu từ “がんばる” (ganbaru) nhé!

10 biểu tượng đại diện của đất nước Nhật Bản nhất định bạn nên biết

 

“がんばる” là gì?

 

Giá trị của “がんばる” đối với người Nhật

Người Nhật tìm thấy giá trị của “がんばる” (ganbaru), sự nỗ lực và chăm chỉ làm việc, đó là điều hiển nhiên mà không có gì phải thắc mắc.

Ikigai – ý nghĩa cuộc sống của người Nhật

Sự nỗ lực và chăm chỉ làm việc là một điều quan trọng, nói cách khác, đó là một điều tuyệt vời và đáng để tự hào. Đó còn là một ý thức về giá trị trong quan niệm sống rất đặc trưng của người Nhật.

 

Văn hóa xem trọng quá trình nỗ lực hơn là kết quả

Trong văn hóa Nhật Bản, chúng ta thường nghe những câu nói: “Dù kết quả thế nào, hãy cố gắng hết sức!”, “Dù không thành công, nhưng hãy vui vì chúng ta đã cố hết sức!”. Bên cạnh thành tựu và kết quả, văn hóa tôn trọng quá trình nỗ lực đã ăn sâu vào tâm thức của người Nhật. Đối với người Nhật, họ tìm thấy giá trị trong suốt quá trình nỗ lực không ngừng, tôn vinh quá trình nỗ lực trước và hoan hỉ với kết quả sau.

 

“がんばります” – câu nói cửa miệng của người Nhật

Bất kì ai ở địa vị nào, khi thể hiện ý chí quyết tâm, chắc chắn rằng họ luôn nói “がんばります!” (ganbarimasu), tức là “Tôi sẽ cố gắng hết sức!”.

Dù là sinh viên, doanh nhân, chính trị gia hay vận động viên, điều đầu tiên họ nói luôn luôn là “がんばります!” (ganbarimasu). Ngay cả khi họ nhận thấy vấn đề quá khó khăn, thay vì nói “できません” (dekimasen) – “Tôi không thể”, “無理です” (muri desu) – “Tôi không có cách” , thì người Nhật vẫn sẽ nói “がんばります” (ganbarimasu) – “Tôi sẽ cố gắng hết sức!”.

 

“がんばれ” (ganbare) – sự cổ vũ tinh thần

Một khi đã nỗ lực hết mình nhưng vẫn được dặn dò “がんばれ” (ganbare), nghĩa là “cố lên nhé!”, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ đối phương cho là sự nỗ lực của mình chưa đủ, phải cố gắng thêm nữa. Thật ra, khi nói “がんばれ” (ganbare), người Nhật muốn nói với bạn “Chúng tôi luôn luôn ủng hộ bạn!”.

Mặt khác, khi được nói “がんばれ” (ganbare), không có nghĩa là bạn phải tạo thêm sức ép để làm tốt hơn vượt xa những gì mình có thể. “がんばってね” (ganbatte ne), “がんばります!” (ganbarimasu) đôi khi cũng chỉ là một câu nói rập khuôn thành thói quen của người Nhật trước một số tình huống cụ thể.

 

Từ tinh thần nỗ lực hết sức đến cái chết do lao lực

Trong thời kì phát triển kinh tế thần tốc sau chiến tranh, kinh thế Nhật Bản đã có những bước tiến đáng tự hào. Song sự nỗ lực làm việc quá sức đã dẫn đến số người chết đột ngột do lao lực (過労死 – karoshi) và bệnh trầm uất (うつ病 – utsubyo) đã tăng lên nhanh chóng. Hậu quả này cũng có căn nguyên từ quan niệm tôn kính tinh thần làm việc chăm chỉ của người Nhật. Đối với họ, nỗ lực là tự hào, nỗ lực là tuyệt vời, không chăm chỉ là xấu.

Mảng tối của xã hội Nhật Bản từ lá đơn kiện của bà mẹ có con tự tử do làm việc quá sức

Do đó người Nhật đã không ngừng chăm chỉ, nghiêm túc làm việc. Vô hình chung đây cũng là con dao hai lưỡi đẩy người Nhật vào bờ vực của hiện tượng Karoshi – những cái chết lo lao lực.

 

Văn hóa ghi nhận sự nỗ lực

“がんばる” (ganbaru) là một đức tính cao đẹp của người Nhật, cũng là sự tốt đẹp của xã hội Nhật Bản mà ở đó, bất kì ai đã cố gắng hết mình đều sẽ được ghi nhận. Văn hóa Nhật Bản luôn chiếu cố những người chăm chỉ, cho dù một số người có thể vẫn lo ngại về cuộc sống ở Nhật.

Tất nhiên, đạt kết quả mong muốn là điều quan trọng, song đầu tiên, hãy phấn đấu hết mình, chắc chắn sự nỗ lực không ngừng của bạn sẽ được công nhận và đền đáp xứng đáng!

Văn hoá xấu hổ của người Nhật bắt nguồn từ đâu?

 

W.DRAGON

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook