Một phần bối cảnh của thực trạng nhiều công dân Việt Nam phạm pháp trên đất Nhật

Thời gian gần đây nhiều trường hợp người Việt Nam bị bắt tại Nhật vì các hành động phạm pháp như trộm gia súc, hoa quả, vận chuyển đồ cấm…, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh Việt Nam trong mắt Nhật Bản. Đâu là bối cảnh đằng sau hiện tượng này?

Chia sẻ của cựu cảnh sát Nhật Bản về thực tập sinh người Việt Nam

 

Chương trình thực tập sinh kỹ năng

Chương trình thực tập sinh kỹ năng bắt đầu vào năm 1993. Là một phần đóng góp của Nhật Bản cho xã hội quốc tế, chương trình này cho phép người dân từ các nước đang phát triển tới và làm việc tại Nhật Bản và học hỏi công nghệ của Nhật Bản. Nhưng với việc đất nước đang thiếu hụt lao động như Nhật Bản thì chương trình đã thực sự trở thành một cách để hỗ trợ các ngành công nghiệp của quốc gia này.

Theo Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản, có khoảng 410.000 thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản tính đến cuối năm 2019, gấp 2,5 lần con số chỉ 5 năm trước đó. Trong những năm gần đây, số lượng người Việt Nam tới Nhật theo chương trình này tăng mạnh. Vào năm 2019, họ chiếm khoảng 210.000 trong tổng số thực tập sinh kỹ năng – chiếm khoảng một nửa tổng số.

Cho đến năm 2015, người Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thế nhưng, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã làm giảm tính hấp dẫn của việc làm việc tại Nhật Bản. Ngược lại, mức lương trung bình hàng tháng ở Việt Nam chỉ khoảng 30.000 yên (khoảng 6 triệu đồng) và ngay cả công việc có lương thấp ở Nhật cũng cao hơn nhiều lần so với mức 30.000 yên này.

 

Thực trạng của người lao động Việt Nam tại Nhật Bản

Trong bối cảnh chương trình thực tập sinh Trung Quốc giảm thì thực tập sinh Việt Nam tăng lên với tỉ lệ chấp nhận cao và được chào đón bởi nhiều công ty Nhật Bản. Ấn tượng chung của các công ty Nhật về lao động Việt đó chính là sự siêng năng và ngoan ngoãn.

Tuy nhiên, số thực tập sinh người Việt biến mất/mất tích cũng đã tăng lên. Theo số liệu của Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản cho thấy, năm 2019 có 8.796 thực tập sinh kỹ năng đã biến mất khỏi nơi làm việc, tăng 1,8 lần so với năm 2014. Trong 6.105 người thì chiếm khoảng 70% là người Việt Nam. Những con số này gấp 6 lần số người Việt Nam mất tích trong năm 2014 và chiếm khoảng 3% tổng số thực tập sinh kỹ năng Việt Nam làm việc trong năm 2019.

Điểm chung của hầu hết các trường hợp thực tập sinh biến mất/mất tích đó chính là sự khác biệt giữa hình dung về cuộc sống ở Nhật và thực tế khi đến làm việc.

Nhiều thực tập sinh Việt Nam đến từ các làng nông nghiệp nghèo. Họ đến Nhật Bản với hy vọng cải thiện cuộc sống của gia đình và để chi trả cho chi phí không hề nhỏ đã trả cho các công ty dịch vụ để có thể được đến Nhật. Cố vấn từ Chính phủ Việt Nam cho biết chi phí cho chương trình làm việc 3 năm không được quá 380.000 yên (khoảng 80 triệu đồng). Nhưng các khoản phí này bị tăng lên do sự can thiệp của các trung tâm, công ty thiếu đạo đức và nhiều nguyên nhân khác. Do đó, có vô số trường hợp người lao động đến Nhật với khoản nợ khoảng 1 triệu yên (hơn 200 triệu đồng).

Với mức lương sau thuế khoảng hơn 100.000 yên và các chi phí thuê nhà, sinh hoạt phí khác rồi tiền gửi về nước để trả nợ, nhiều thực tập sinh hầu như không có tiền để chi tiêu.

 

Cuộc khủng hoảng mang tên corona

Cuộc khủng hoảng do virus corona đã giáng một đòn khác lên người lao động. 1 trong số 13 người Việt Nam bị bắt giữ vì tình nghi quá hạn visa và các tội danh khác cho biết “Bởi vì corona tôi đã ít việc làm hơn và cuối cùng là mất việc”.

Nhiều thực tập sinh kỹ năng không có đủ khả năng tiếng Nhật và họ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với đồng nghiệp người Nhật hoặc thậm chí tìm đến các dịch vụ tư vấn do Chính phủ Nhật cung cấp. Hầu hết tất cả các thực tập sinh kỹ năng Việt Nam khi rời khỏi công việc thường tìm kiếm công việc thông qua mạng xã hội.

Trên đây là thực trạng của chương trình thực tập sinh Nhật Bản. Liệu chính phủ 2 nước có thể tìm được lối đi để giải quyết hiện tượng đáng buồn trong thời gian vừa qua? 

[Câu chuyện người Việt ở Nhật] Cô sinh viên ngành Luật mang dòng máu Việt – Nhật với ý tưởng bán áo dài cũ gây quỹ từ thiện

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る