Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ mua sắm trực tuyến

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Mua sắm trực tuyến ngày càng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là trong thời kì cần hạn chế ra ngoài và tiếp xúc do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên ngay tại Nhật Bản cũng có không ít các sản phẩm kém chất lượng, giả mạo thương hiệu vẫn hàng ngày được mua bán qua mạng.

 

Số vụ khiếu nại liên quan đến mua sắm trực tuyến ngày càng tăng

Không chỉ có các sản phẩm vệ sinh như khẩu trang, xu hướng mua đồ tạp hoá và nhu yếu phẩm hàng ngày như thực phẩm cũng nhiều lên. Theo Trung tâm cuộc sống quốc gia, từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay họ đã nhận được hơn 58.000 vụ khiếu nại về mua sắm trực tuyến. Con số này đã tăng hơn 70% so với cùng kì năm ngoái.

 

Nguy cơ hoả hoạn từ sản phẩm mua trên mạng

Tháng 10 năm 2019, căn nhà của một cặp vợ chồng sống sống tại tỉnh Gunma đã xảy ra hoả hoạn khi đám cháy bùng phát từ căn phòng trên tầng 2 làm hư hại toàn bộ tường và đồ gia dụng. Mặc dù 2 người không bị thương nhưng thiệt hại do vụ cháy lên tới 8 triệu yên (1,6 tỉ đồng).

Theo Sở cứu hoả nguyên nhân của vụ cháy là do pin của máy hút bụi. Pin này là pin sử dụng cho máy hút bụi loại cầm tay của Dyson nhưng nó không phải là sản phẩm chính hãng mà do bên khác sản xuất. 2 vợ chồng trên đã mua nó qua trang Amazon với giá khoảng 3.000 yên, rẻ bằng một nửa so với sản phẩm chính hãng.

Trên thực tế số vụ tai nạn cháy nổ do pin của máy hút bụi không tương thích đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, cụ thể năm 2019 là trên 30 vụ (thống kê của NITE).

 

Bán hàng giả

Ảnh: mainichi

Tháng 4 năm nay, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng đã xử phạt hành chính đối với 13 bên bán hàng do bán các sản phẩm giả mạo thương hiệu như ví và túi xách trên Amazon. Tuy nhiên khi tìm kiếm theo thông tin địa chỉ và số điện thoại hiển thị trên trang thì không xác định được danh tính thật sự của người bán. Các giấy tờ tuỳ thân như bằng lái xe, thẻ cư trú đã được nộp cho Amazon để xác định danh tính là tên của người Nhật bị sử dụng trái phép. Điều đó có nghĩa là tất cả đều là tài liệu giả mạo nhằm đối phó với sự kiểm tra của công ty điều hành trang mua hàng trực tuyến.

Về phần mình, Amazon nói rằng họ đã áp dụng các biện pháp đề phòng hàng giả như sử dụng nhân lực biết phân biệt hàng thật hàng giả, công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Nhờ đó năm 2019 đã tìm ra 2,5 triệu người bán đáng ngờ và dưng hơn 6 tỉ mặt hàng trước khi chúng được rao bán.

Trong tương lai sau đại dịch corona, các trang mua hàng trực tuyến sẽ là dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của con người. Tuy nhiên các nhà khai thác cũng như người tiêu dùng cần có nhiều biện pháp hơn để có thể yên tâm sử dụng dịch vụ.

Bán đấu giá khẩu trang, thành viên Hội đồng quận trưởng tỉnh Shizuoka vẫn khẳng định mình không thu lợi bất chính

 

Theo NHK

bình luận

ページトップに戻る