8 điểm khác biệt giữa người đi làm và người đi học trong cách nghĩ của người Nhật

Với người Nhật giữa shakaijin (社会人) – người đi làm và gakusei (学生) – người đi học có những điểm khác biệt. Nhìn chung đã trở thành shakaijin thì cần phải có trách nhiệm hơn, bị đánh giá nghiêm khắc hơn khá nhiều.

Hãy cùng tìm hiểu về 8 điểm khác biệt trong quan điểm của người Nhật về shakaijin và gakusei ngay sau đây nhé!

 

Số 1: Vai trò người nhận tiền và người trả tiền

Khi là người đi học, học sinh, sinh viên đóng vai trò là người chi trả ví dụ như tiền học phí. Còn người đi làm lại trở thành người nhận tiền do sự cống hiến công sức lao động của bản thân nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

 

Số 2: Mức độ và phạm vi trách nhiệm

Chịu trách nhiệm là điểm khác biệt lớn nhất giữa shakaijin và gakusei.

Khi còn là học sinh, sinh viên dù có gây ra vấn đề gì thì cũng chỉ chịu trách nhiệm với tư cách là cá nhân. Nếu như không có khả năng gánh hết trách nhiệm đó thì phạm vi trách nhiệm của họ cũng chỉ dừng lại ở người bảo hộ (cha mẹ).

Tuy nhiên khi đã là người đi làm, với tư cách là nhân viên công ty, mỗi shakaijin là một hình ảnh đại diện cho công ty. Khi gây ra vấn đề gì đó thì mức độ trách nhiệm không phải là cá nhân mà là trách nhiệm của cả công ty người đó đang làm việc. Khi phát sinh tổn thất cho ai đó, hình ảnh của công ty cũng bị ảnh hưởng và công ty là đối tượng chịu trách nhiệm.

 

Số 3: Thời gian

Đây cũng là một khác biệt khá lớn giữa shakaijin và gakusei. Là học sinh, việc huỷ hẹn ở phút chót hay đến muộn giờ học 1, 2 lần cũng không bị coi là một vấn đề gì to tát. Tuy nhiên, đã là shakaijin thì khác, từ giờ đi làm, giờ họp, thời gian hoàn thành công việc… đều phải được chấp hành nghiêm chỉnh.

Làm việc công ty Nhật: 10 dấu hiệu của người nhân viên sẽ nghỉ việc

 

Số 4: Mối quan hệ giữa người với người

Khi còn là học sinh, sinh viên việc chọn người có chung sở thích hay hợp nhau về tích cách là chuyện hoàn toàn tự do. Do đó, viêc không muốn xây dựng hoặc cắt bỏ mối quan hệ với ai đó là hoàn toàn có thể.

Ngược lại, người đi làm không thể có sự tự do này. Ở công ty dù là không hợp tính với ai đó cũng phải hợp tác trong công việc khi cần thiết hay phải xây dựng mối quan hệ xã giao giữa hai bên. Ngoài ra, người đi làm còn có mối quan hệ ở nhiều lứa tuổi, trên có dưới có, với cấp trên, với khách hàng… Điều này khác với học sinh, sinh viên chủ yếu là các mối quan hệ cùng trang lứa. Mặc dù có một số trường hợp như hoạt động câu lạc bộ hay nơi làm thêm là quan hệ trên dưới nhưng rất ít.

Thêm vào đó, với những người làm bên kinh doanh, bán hàng việc nói chuyện với khách hàng, đối tác trong lần gặp mặt đầu tiên là tương đối nhiều. Điều này không liên quan là bản thân người đó có thích hay không mà đây là nghĩa vụ.

 

Số 5: Từ ngữ sử dụng

Là gakusei nếu như tham gia vào các cộng đồng có người hơn tuổi việc sử dụng kính ngữ là hoàn toàn có nhưng không nhiều như shakaijin.

Khi đã là shakaijin, họ được đòi hỏi phải sử dụng kính ngữ một cách chính xác, đúng hoàn cảnh, đúng người và thời điểm. Tiếp theo đó là từ ngữ sử dụng với người trong công ty, người ngoài công ty…

Văn hóa công ty Nhật: 8 lưu ý khi xin lỗi tiền bối – cấp trên

 

Số 6: Ý thức về hình ảnh của bản thân

Khi đã là người đi làm thì dù là nhân viên mới vào công ty cũng cần phải thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Như đã giải thích ở trên nhân viên công ty là hình ảnh đại diện cho công ty, khách hàng không quan tâm người đó là nhân viên lâu năm hay mới vào.

 

Số 7: Cách suy nghĩ

Khi còn là học sinh, sinh viên về cơ bản công việc là học. Vì vậy họ ở trong môi trường được tiền bối, giáo viên, giảng viên dạy dỗ. Ngược lại khi là người đi làm không phải lúc nào họ cũng có thể được ai đó chỉ dạy cho mình. Từ đó khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu là điều đòi hỏi phải có ở người đi làm.

Làm việc ở Nhật: Top 10 chứng chỉ được doanh nghiệp đánh giá cao

 

Số 8: Đánh giá

Hình thức đánh giá giữa shakaijin và gakusei là khác nhau. Học sinh, sinh viên sẽ được đánh giá qua điểm số, các bài kiểm tra và đương nhiên điểm số tốt tương đương với được đánh giá tốt.

Ngược lại với người đi làm, họ không được đánh giá bởi điểm số mà là kết quả làm việc. Do đó nếu như là nhân viên kinh doanh sẽ là doanh thu, nhân viên marketing sẽ là các KPI… Ngoài việc tự đánh giá bản thân, người đi làm còn nhận sự đánh giá từ cấp trên, giám đốc đôi khi là cả đồng nghiệp.

 

Với các bạn đang làm việc ở Nhật hoặc cho doanh nghiệp Nhật chắc chắn sẽ nhận rõ điều này từ môi trường làm việc của mình. Việc nắm được cách nghĩ như trên đây của người Nhật sẽ góp phần xây dựng được cho bạn một cách đi để có thể tạo ra được một hình ảnh tốt ở chính công ty mà mình đang gắn bó.

Thi thử JLPT online mọi trình độ từ N5 – N1 cùng NIPPON★GO

 

Theo Business Book 

bình luận

ページトップに戻る