Lời khuyên cư xử với trẻ em trong lúc trường học đóng cửa từ bác sĩ Nhật

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Sự xuất hiện của “tuyên bố tình trạng khẩn cấp” từ chính phủ Nhật Bản nhằm ngăn ngừa việc virus corona chủng mới lây lan trên diện rộng có thể khiến cho việc hạn chế ra ngoài tiếp tục kéo dài. Nhóm nghiên cứu của Đại học Hokkaido đã thực hiện cuộc điều tra dành cho cha mẹ về tác động của việc nghỉ học đối với trẻ em.

 

Khảo sát trong tình hình đóng cửa trường học

Khảo sát thực hiện thông qua internet từ ngày 19/3 đến 1/4 và nhận được 923 câu trả lời từ cha mẹ có con là học sinh dưới cấp 2. Nơi thực hiện chủ yếu là Hokkaido – nơi có yêu cầu hạn chế ra ngoài và đóng cửa trường học sớm nhất tại Nhật Bản.

Địa điểm vui chơi của trẻ em khi bị hạn chế ra ngoài (được chọn nhiều câu trả lời)

  • 43%: nhà riêng, nhà bạn bè và khu vực xung quanh
  • 36%: công viên gần nhà
  • 25%: không chơi ngoài trời

Thông tin nào là cần thiết đối với cha mẹ:

  • 51%: nơi vui chơi ngoài trời an toàn
  • 41%: phương pháp học tập tại nhà
  • 38%: ra ngoài chơi có được hay không

Ngoài ra khảo sát cũng ghi nhận ý kiến của một số cha mẹ rằng họ lo lắng về ánh mắt xung quanh khi cho con ra ngoài chơi. Điều này cho thấy cần có nhiều hỗ trợ hơn nữa cho trẻ em trong tình hình hiện tại.

 

Lời khuyên từ chuyên gia

Bác sĩ Tanaka thuộc Trung tâm nghiên cứu y tế phát triển quốc gia, chuyên môn chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em chia sẻ rằng: “Với trẻ cảm nhận được niềm vui ở trường học, việc không được gặp thầy cô và bạn bè và không có quyền vui chơi khiến trẻ cảm thấy bất an, do đó điều quan trọng là giải thích cho trẻ hiểu tại sao lại có tình trạng này. Ngoài ra khi bị căng thẳng trẻ có thể gặp ảnh hưởng về thể chất như đau bụng, đau đầu… và cư xử bất thường như nói chuyện nhiều hơn, buồn rầu. Đây là phản ứng tự vệ của trẻ nên cha mẹ không cần quá hoảng sợ. Cha mẹ cần bảo đảm thời gian biểu bình thường như thức dậy, ăn uống, tắm rửa, dành thời gian nói chuyện với trẻ về nỗi bất an của trẻ. Đặc biệt hãy lắng nghe trẻ nói để trẻ cảm thấy yên tâm.”

Quá trình bảo lãnh gia đình và xin cho con đi nhà trẻ ở Nhật của chàng kĩ sư IT

 

Theo NHK

bình luận

ページトップに戻る