Có thể thay thế dung dịch sát khuẩn bằng rượu không?

Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.

Trước nhu cầu phòng sự lây lan của virus corona chủng mới COVID-19, dung dịch sát khuẩn là mặt hàng đã trở nên khan hiếm chỉ sau khẩu trang. Vậy các chuyên gia nói gì về hiệu quả tác động của sản phẩm này với virus và có thể thay thế nó bằng cái khác không?

Virus có 2 loại là loại có màng (hay vỏ bọc) được gọi là envelope và loại không có. Loại virus có envelope sẽ bị mất khả năng lây nhiễm khi lớp màng của chúng bị dung dịch khử trùng. COVID-19 thuộc loại này nên dung dịch sát khuẩn được xem như là có hiệu quả.

Nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona chủng mới, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản và các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã kêu gọi mọi người rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn nên tại các nhà thuốc sản phẩm này đang trong tình trạng cạn kiệt. Câu hỏi được đặt ra là nếu không có dung dịch sát khuẩn thì có thể thay bằng sản phẩm khác không?

Hiệp hội chất có cồn Nhật Bản – nơi nghiên cứu và phát triển cách sử dụng chất có cồn đã đưa ra ý kiến cho vấn đề này.

Trong chất có cồn có một số loại được sử dụng để khử trùng như ethanol (rượu ethyl). Các loại rượu được làm bằng cách lên men đường mía, tinh bột (ngô…) và rượu tổng hợp làm từ ethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ đều có tác dụng sát khuẩn, khử trùng.

Dung dịch sát khuẩn đang bán trên thị trường (ethanol) có nồng độ khoảng 80. Người ta đã nghiên cứu và thấy rằng việc pha thêm một chút nước vào cồn nguyên chất có tác dụng sát khuẩn tốt hơn. Ngay cả khi không có gel hoặc thuốc xịt khử trùng, nếu có ethanol không nước (gần như nguyên chất) bạn có thể tạo ra dung dịch sát khuẩn bằng cách pha 4 phần ethanol không nước với 1 phần nước. Nước có thể là nước máy. Tuy nhiên do rượu dễ bay hơi và dễ cháy nên cần phải để xa tầm tay trẻ em và tránh đặt ở những nơi gần ngọn lửa hoặc có nhiệt độ cao.

Chú ý methanol hay rượu methyl có trong các sản phẩm được bán dưới tên cồn nhiên liệu là chất có hại làm từ khí tự nhiên và than đá. Chất này ảnh hưởng đến thần kinh thị giác và hệ thần kinh trung ương nên tuyệt đối không được dùng để sát khuẩn.

Bạn có thường thấy trong các bộ phim khi không có đủ thiết bị y tế các bác sĩ sẽ dùng rượu để sát trùng vết thương. Về nguyên tắc rượu có nồng độ cao sẽ có hiệu quả sát trùng nhưng với các sản phẩm đang bán trên thị trường như bia, rượu Nhật thì nồng độ còn chỉ khoảng 5-15 độ, một số loại whisky là 40 độ nên không cần mong đợi chúng có tác dụng nhiều.

Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch đã được chứng minh là có hiệu quả nhất trong việc giảm virus, dung dịch sát khuẩn chỉ nên là một lựa chọn phụ khi không thể rửa tay thường xuyên.

Đeo khẩu trang có tác dụng phòng tránh virus corona đến đâu?

 

Theo asahi

bình luận

ページトップに戻る