Nhật Bản và Liên Hợp Quốc chung tay loại bỏ “rác vũ trụ”

Rác vũ trụ hay rác thải không gian là vệ tinh nhân tạo đã kết thúc thời gian làm việc của mình và các thành phần của tên lửa đã phóng vệ tinh vẫn trôi nổi trong không gian. Số lượng của chúng ngày càng nhiều lên cùng với sự phát triển ngành hàng không vũ trụ của thế giới. Người ta lo ngại rằng sẽ có thiệt hại nghiêm trọng xảy ra nếu rác vũ trụ va chạm với các vệ tinh đang hoạt động và Trạm vũ trụ quốc tế.

Ảnh: fanfun.jaxa.jp

Tính đến năm 2010, số lượng rác không gian là khoảng 20.000 mảnh có kích thước 10cm trở lên và khoảng 500.000 mảnh nhỏ hơn 10cm nhưng lớn hơn 1cm. Ngoài ra có khoảng 1.000 vệ tinh nhân tạo hiện đang hoạt động và khoảng 2.600 vệ tinh nhân tạo đã ngừng hoạt động.

Gần đây, hàng trăm mảnh vỡ, hàng chục tên lửa và khoảng 10 vệ tinh nhân tạo sau khi hoạt động đã quay trở lại bầu khí quyển của trái đất. Khi các vệ tinh quay trở lại bầu khí quyển, hầu hết chúng sẽ bị đốt cháy. Tuy nhiên, nếu vệ tinh được làm bằng vật liệu không bắt lửa hoặc nếu vệ tinh rất lớn, các mảnh vỡ có thể rơi xuống đất (trên biển).

Ngày 6/2, chính phủ Nhật Bản đã kí kết văn bản với Liên Hợp Quốc để tiếp tục nâng cao nhận thức về vấn đề này, cùng với đó là phổ biến kết quả nghiên cứu để dọn rác vũ trụ. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên hợp tác với Liên Hợp Quốc trogn vấn đề rác thải không gian.

Chính phủ Nhật Bản sẽ liên kết hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân hướng tới mục tiêu hiện thức hoá việc dọn rác vũ trụ với quy mô lớn nhất trên thế giới vào năm 2025 bằng các công nghệ cao.

Khám phá vũ trụ tại Trung tâm Không gian Tsukuba

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る