Ở Nhật Bản, trẻ em 6 tuổi sẽ bắt đầu đi học năm thứ nhất tiểu học theo chương trình giáo dục phổ cập (bắt buộc). Tuy nhiên có một thực trạng đang diễn ra tại đất nước phát triển này, đó là trẻ em từ 6 đến 10 tuổi không đi học tiểu học mà vẫn học ở nhà trẻ (Hoikuen) – nơi đáng nhẽ chỉ dành cho trẻ đến 5 tuổi.
Sự khác nhau giữa Hoikuen và Yochien ở Nhật
Tại 1 nhà trẻ ở thành phố Hamamatsu tỉnh Shizuoka, 40 trẻ ở đây đến từ Braxin, Philippin, Peru… không có 1 trẻ em người Nhật nào cả. Quản lí và nhân viên của nhà trẻ là người Braxin, ngôn ngữ sử dụng trong trường còn có cả tiếng Bồ Đào Nha. Ngoài các bé dưới 6 tuổi đang được gửi ở đây thì có khá nhiều trẻ trông cao lớn hơn hẳn. Khi hỏi nhân viên của trường họ nói rằng ở đây có tới 6 đứa trẻ từ 6 đến 10 tuổi không đi học tiểu học mà vẫn ở lại đây.
Nhà trẻ này là nhà trẻ không giấy phép dành cho người nước ngoài.
Sinh con tại Nhật Bản! Bạn có thể nhận được bao nhiêu tiền khi nghỉ chăm con?
Một ngày ở nhà trẻ
8:00 Trẻ lên xe đưa đón của trường để đi học
9:00 Các trẻ 6 đến 10 tuổi đến phòng học, nội dung học là tiếng Anh và toán, sử dụng tài liệu của trường tiểu học của Braxin. Trẻ học tự do, không hiểu gì có thể hỏi thầy cô
Ăn trưa, sau đó học tiếp
16:00 Xe đưa các em về nhà
Nếu bố mẹ có yêu cầu, trường sẽ cho trẻ ăn tối và tắm rửa. Nếu trẻ ốm sẽ được đưa tới các cơ sở y tế luôn. Bố mẹ trẻ đa phần đều đi làm nên dịch vụ đưa đón và giữ muộn được yêu cầu rất nhiều.
Tại sao trẻ không đi học tiểu học?
Maria là bé gái 7 tuổi mang quốc tịch Braxin. Em đến Nhật tháng 11 năm 2017 cùng bố mẹ và em trai. Bố mẹ em đều là những người trong độ tuổi 20. Bố em là nhân viên phái cử làm việc tại nhà máy phụ tùng ô tô. Một tuần đi làm 5 ngày, sáng ra khỏi nhà lúc 6 giờ và hết giờ làm lúc 19 giờ. Mẹ em cũng đi làm cả ngày. Khi được hỏi về nhà trẻ mà Maria đang học bố em nói rằng: “Nếu làm thêm giờ nhiều thì sẽ có thu nhập cao hơn để đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Chính vì thế mà tôi đành phó thác cho nhà trẻ.”
Ban đầu bố Maria cũng định cho con đi học ở trường tiểu học công lập nhưng sau khi hỏi ý kiến của người bạn Braxin thì được biết là con trẻ sẽ không thể hoà nhập được bởi sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá và phong tục tập quán… Ví dụ như chuyện người nước ngoài thì khó mà ăn được các món ăn của Nhật Bản như canh miso, natto,… Đặc biệt hơn là những chuyện như bị bắt nạt hay phân biệt đối xử có thể xảy ra đối với trẻ em mang quốc tịch nước ngoài. Bên cạnh đó, nếu có tìm được trường phù hợp với trẻ người nước ngoài thì vấn đề học phí cũng khá đau đầu. Bố của Maria còn cho biết thêm “Tôi biết nhà trẻ không phải là cơ sở giáo dục. Tôi cũng muốn con mình nhận được sự giáo dục tốt nhưng việc đưa con đi học ở trường dành cho người nước ngoài quá khó vì vấn đề kinh tế. Bọn trẻ khá thích nhà trẻ nên tạm thời tôi sẽ để chúng ở đó.”
Người nước ngoài không phải là đối tượng của giáo dục phổ cập
Khi hỏi các nhà chuyên môn về vấn đề trẻ em người nước ngoài không đi học đúng tuổi, câu trả lời là “Đây không phải là vấn đề bởi lẽ người nước ngoài không phải là đối tượng của giáo dục phổ cập tại Nhật Bản”. Hiến pháp Nhật Bản có quy định “người dân” phải cho trẻ em đi học tiểu học và trung học theo giáo dục phổ cập. Tuy nhiên người mang quốc tịch nước ngoài không được tính là “người dân” nên đương nhiên không phải theo chương trình này. Theo Luật Nhân quyền quốc tế, Nhật Bản đã thực hiện thông báo cho trẻ em mang quốc tịch nước ngoài về vấn đề đi học tiểu học và trung học nhưng quyết định cuối cùng hoàn toàn là do chính quyền địa phương.
8400 trẻ em người nước ngoài tại Nhật không được đi học?
Naoko (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
bình luận