Nhật Bản có nên đổi tên Quốc hội thành Hội nam giới?

Nhật Bản xếp hạng 158 trên thế giới. Bạn có biết đây là thứ hạng nào không? Chính là tỉ lệ nữ nghị sĩ tại Hạ viện của Nhật Bản (Hạ nghị viện). Tháng 5/2018, Quốc hội đã thông qua “Luật thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị”. Đây là luật đầu tiên ở Nhật Bản nhằm tăng số lượng nữ nghị sĩ, tạo cơ hội bình đẳng trong các cuộc bầu cử… Có người còn cho rằng Quốc hội Nhật Bản hiện nay có lẽ nên gọi là Hội nam giới cũng không sai.

Nữ giới chiếm 10%

Hiện tại Hạ nghị viện có 47 nghị sĩ là nữ giới, tức là chỉ chiếm 10% trên tổng số nghị sĩ. Theo số liệu của IPU – Liên minh Nghị viện Thế giới thì tỉ lệ nữ giới trong Hạ viện Nhật Bản đứng thứ 158 trong 193 quốc gia (tính đến 1/4/2018). Đây là mức thấp nhất trong 35 quốc gia thành viên của OECD – Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Ở khu vực nông thôn, khoảng 20% hội đồng thành phố không có nữ giới.

Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 30% số lượng ứng cử viên là nữ trong cuộc bầu cử quốc gia. Tuy nhiên năm 2017 tỷ lệ ứng cử viên nữ trong cuộc bầu cử Hạ viện vẫn ở mức rất thấp.

Màu đỏ là số lượng nữ giới, màu xanh là số lượng nam giới

Tại sao là là các nghị sĩ nữ?

Trong một báo cáo về kết quả thu thập ý kiến từ 272 người là đại biểu quốc hội ở 110 quốc gia, người ta đã nhận thấy sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới về các vấn đề chính sách (IPU 2008). Trong khi nam giới thiên về ngoại giao, kinh tế, giáo dục thì nữ giới có xu hướng tập trung hơn vào bình đẳng giới, cộng đồng xã hội, gia đình…

Nếu quan điểm của nữ giới được phản ánh nhiều hơn trong lĩnh vực chính trị thì những vấn đề thường bị nam giới bỏ qua có khả năng sẽ được trao đổi tích cực hơn.

Nỗ lực của Nhật Bản

Nhật Bản đang nỗ lực làm tăng số lượng các chính trị gia là nữ giới. Giáo sư Miura Mari của đại học Sophia – người đang xây dựng tổ chức cho phụ nữ để học các kĩ năng trở thành chính trị gia cho biết: “Chúng tôi đang hướng tới việc xây dựng các khoá đào tạo kĩ năng như cách xây dựng chương trình, cách phát biểu kiến thức cần thiết cho việc hoạch định chính sách dựa trên các kiến thức học thuật. Việc ra đời Luật thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị là một bước tiến quan trọng mang tính lịch sử.”

Nguồn: NHK

bình luận

ページトップに戻る