Nhật Bản có vô số đặc sản bánh kẹo truyền thống có thể kể đến như bánh mitarashi dango, bánh kusa mochi, bánh daifuku, bánh dorayaki, những đồ ngọt tươi theo mùa ở phân khúc cao cấp, bánh màn thầu, thạch yokan, bánh monaka, bánh senbei… Có lẽ những người yêu ẩm thực trên toàn thế giới sẽ bị mê hoặc bởi sự độc nhất vô nhị của bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản.
Nội dung bài viết
Ý nghĩa đặc biệt của từ “和菓子 (wagashi)”
Trong khi từ “日本 (nihon)” chỉ tên gọi riêng của quốc gia, thì từ “和 (wa)” chỉ sự tinh túy độc nhất của Nhật Bản. Món ngọt truyền thống đặc trưng của Nhật Bản trong ẩm thực truyền thống (和食, đọc: washoku) có giá trị văn hóa cao, giống như giấy thủ công (和紙, đọc: washi), gian phòng truyền thống (和室, đọc: washitsu), y phục truyền thống (和服, đọc: wafuku), ngăn kéo thủ công (和箪笥, đọc: wadansu), đèn cầy thủ công (和蝋燭, đọc: warosoku), ô truyền thống (和傘, đọc: wagasa), thơ cổ (和歌, đọc: waka).
Từ “菓子 (kashi)” trong sách Đại bách khoa toàn thư Nhật Bản được dùng để chỉ những thứ mà người Nhật nhâm nhi với trà bên cạnh các bữa ăn. Ban đầu, các loại hạt và trái cây được xem là đồ ngọt. Điều này giải thích vì sao hán tự “菓 (ka)” dù có nghĩa là “các loại hạt” lại có thể kết hợp với hán tự “子 (shi)”, để tạo thành danh từ mang ý nghĩa là “đồ ngọt”.
Sự ra đời của “Ngày lễ đồ ngọt”
Ngày thực phẩm ngọt truyền thống 16/6 gắn với sự kiện thay đổi niên hiệu từ Jowa thành Kasho. Vào ngày này của năm 848, các món bánh mứt có ý nghĩa liên quan đến con số 16 được dâng lên thần thánh với mong muốn thần thánh sẽ ban phát sức khỏe và may mắn. Đây là việc mà Thiên Hoàng Ninmyo đã thực hiện khi nhận được tín hiệu từ thần thánh vào thời điểm đó. Vì vậy, ngày 16/6 cách đây khoảng 1.200 năm được gọi là ngày Gia Tường (嘉祥の日, đọc: kajo no hi).
Còn theo quan niệm dân gian, việc ăn 16 món ngọt có giá 16 xu được xem là hành động “lãnh nạp may mắn” (嘉祥喰, đọc: kajogui), tức là đem đến điềm lành, xua đuổi ma quỷ. Với các thiếu nữ 16 tuổi ở Nhật Bản, buổi tối ngày 16/6 là thời khắc quan trọng, đánh dấu sự thay đổi trong cách ăn mặc; họ không còn mặc bộ furisode (振袖) mà thay vào đó là bộ tsumesode (詰袖). Đây là phong tục “thêu dệt may mắn” (嘉祥縫, đọc: kajomei). Ngoài ra, truyền thuyết về “quả mơ may mắn” cho rằng, người dân sẽ tránh được tai họa khi họ ăn mơ muối (梅干し, đọc: umeboshi) làm từ quả mơ được gặt hái vào ngày 16/06.
Từ đời Thiên hoàng Go-Saga, thời kỳ Kamakura, các món đồ ngọt có giá 16 xu được xem là vật phẩm cúng dường. Vào thời kỳ Muromachi, các món ngọt được dâng lên vua chúa vào mỗi năm. Đến thời kỳ Edo, vào ngày 16/6, các lãnh chúa và chư hầu tụ họp tại Dinh thự của Mạc phủ để nhận vật phẩm là các món ngọt tại điện chính. Cho đến thời kỳ Meiji, ngày 16/6 (Gia Tường) vẫn được nhiệt liệt chào đón. Ở thời điểm hiện tại, ngày 16/06 được “thay áo” và trở thành “Ngày lễ đồ ngọt” (和菓子の日, đọc: wagashi no hi).
Kogata Yokan – lựa chọn dành cho người thích đồ ngọt
Địa phương nổi tiếng với các món đặc sản ngọt
Vì Kyoto là cố đô của Nhật Bản nên các món ngọt đặc sản được làm ở địa phương này là một phần trong nghi thức trà đạo cũng như trong các sự kiện khác của triều đình xưa. Ở những nơi chốn tâm linh lâu đời ở Kyoto cũng có các món ngọt được yêu thích. Nếu đền Imamiya có bánh aburi mochi, đền Shimogamo có mitarashi dango, thì đền Kitano-Tenmangu nổi tiếng với bánh chogoro mochi.
Còn trong dân gian, người Nhật ở vùng Kansai tập trung ở Kyoto có phong tục thưởng thức món ngọt có tên gọi là “水無月 (minazuki)” vào ngày 30/6 – thời điểm chuyển giao trong một năm gắn với nghi lễ truyền thống “夏越の祓 (nagoshi no harae)” có nghĩa là thanh tẩy những thứ không sạch sẽ. Món thạch này có hình tam giác được tô điểm bởi những hạt đậu đỏ giúp xua đuổi tà ma. Ngày nay, món thạch này không chỉ có ở vùng Kansai, mà còn được phổ biến trên khắp nước Nhật như một món ngọt truyền thống.
Không chỉ ở Kyoto, các món ngọt truyền thống ở thành phố Kanazawa, tỉnh Ishikawa cũng mang đậm dấu ấn lịch sử. Đây là nơi những chiếc bánh rakugan ra lò cùng các loại bánh kẹo tươi cao cấp khác. Những món bánh ngọt với vẻ đẹp nghệ thuật đầy cuốn hút là vật phẩm không thể thiếu trong các nghi thức trà đạo hay các sự kiện theo mùa và vẫn được sản xuất ở nơi này cho đến ngày nay. Thành phố Kanazawa còn từng dẫn trước Kyoto để trở thành nơi tiêu thụ thực phẩm ngọt đứng đầu Nhật Bản (theo một khảo sát về chi tiêu của Bộ Nội vụ và Truyền thông).
Điểm danh những món đồ ngọt nên thử tại Harajuku
Thời hạn sử dụng của một số loại đồ ngọt
Nhìn chung, loại đồ ngọt tươi chứa hàm lượng nước cao rất dễ bị hỏng và là nơi thuận lợi để nấm mốc sinh sôi. Vì vậy, loại đồ ngọt này chỉ có thể dùng được trong 1-2 ngày kể từ ngày sản xuất. Đó là lý do vì sao đồ ngọt tươi thường không được dùng làm quà tặng.
Tuy nhiên, thạch yokan chứa nhiều đường và ít thay đổi về mặt chất lượng. Ngoài ra, thạch yokan có hạn sử dụng là 1 năm kể từ khi sản xuất và có thể được bảo quản lâu ở nhiệt độ phòng. Loại thạch này có thể được chia sẻ với nhiều người theo từng gói riêng lẻ. Vì vậy, thạch yokan rất thích hợp làm quà tặng. Riêng bánh mochi gashi, bánh màn thầu, bánh dorayaki… dù không thích hợp làm quà tặng nhưng vẫn có thể được bảo quản đến 1 tháng bằng cách gói từng chiếc bánh trong màng bọc thực phẩm và đông lạnh.
10 loại đồ ngọt Nhật Bản phổ biến và được yêu thích nhất
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Tổng hợp: LocoBee
bình luận