Trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, “somen” và “hiyamugi” là hai loại mì phổ biến được yêu thích trong những ngày nóng. Dù có vẻ bề ngoài tương đồng, nhưng chúng lại có những điểm khác biệt thú vị về cách chế biến, nguyên liệu và cách thưởng thức.
Bài viết này sẽ khám phá sự khác nhau giữa “somen” và “hiyamugi” để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai món ăn truyền thống này. Cùng LocoBee tìm hiểu sự khác nhau của 2 loại mì này nhé!
“Somen” và “hiyamugi” đều là loại mì mỏng làm từ nguyên liệu cơ bản là bột mì và muối. Nếu nguyên liệu giống nhau thì hương vị sẽ giống nhau. Sự khác biệt là ở “độ dày”. Độ dày của 1 số loại mì khô (làm bằng phương pháp cơ học) như sau:
Độ dày mì Somen: Đường kính nhỏ hơn 1,3mm
Độ dày mì Hiyamugi: Đường kính 1,3mm trở lên nhưng nhỏ hơn 1,7mm
Độ dày mì Udon: Đường kính 1,7mmtrở lên
Độ dày mì Kishimen: Chiều rộng 4,5mm trở lên, độ dày dưới 2mm
Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản (JAS) định nghĩa “đường kính nhỏ hơn 1,3 mm là mì somen” và “1,3 mm trở lên và nhỏ hơn 1,7 mm là mì “hiyamugi”. Như vậy mì somen mỏng hơn mì “hiyamugi”. “Ibo no Ito” của Hiệp hội Somen cuộn thủ công tỉnh Hyogo, được biết đến rộng rãi như một thương hiệu Somen cao cấp, có đường kính từ 0,70 đến 0,90 mm, nhỏ hơn 1 mm. Sản phẩm quà tặng chất lượng cao nhất có kích thước từ 0,55 đến 0,60 mm, chưa bằng một nửa tiêu chuẩn.
Cả mì Somen và hiyamugi đều có cùng một quy trình trộn bột với muối và nước rồi nhào, nhưng đối với Somen, bột được xoắn và kéo căng để làm bột mỏng hơn. “Hiyamugi” được cho là có nguồn gốc từ “kirimugi”, được làm bằng cách cắt những miếng bột mỏng cán phẳng như mì udon. Trong khi “tsumugi” nóng được ăn với súp nóng thì mì “hiyamugi”, mì lạnh là ăn với súp nguội.
bình luận