Kì thi tuyển sinh chung đại học tại Nhật Bản (tiếng Nhật: 大学入学共通テスト, sau đây gọi tắt là Kì thi chung) là kỳ thi do các trường đại học và Trung tâm Khảo thí tuyển sinh đại học quốc gia phối hợp tổ chức. Đây là kỳ thi lớn nhất của Nhật Bản, được tổ chức đồng thời trên toàn quốc trong 2 ngày thứ Bảy và Chủ Nhật vào trung tuần tháng 1 hàng năm.
Tại Nhật Bản, thí sinh dự tuyển chung vào các trường đại học quốc lập và đại học công lập về nguyên tắc phải tham dự kì thi chung. Ngoài ra, nhiều trường đại học tư nhân đã thiết lập “phương thức sử dụng kì thi chung” nhằm sử dụng kết quả trong kì thi này. Có thể nói rằng với những học sinh muốn học tiếp lên đại học thì việc chuẩn bị cho kì thi chung này là điều bắt buộc.
Nội dung bài viết
Vai trò của Kì thi chung đối với tuyển sinh đại học
- Xây dựng các câu hỏi kiểm tra kiến thức, kỹ năng, khả năng tư duy, khả năng phán đoán, diễn đạt… để làm tiền đề cho giáo dục đại học
- Cá nhân hóa và đa dạng hóa kỳ thi tuyển sinh đại học thông qua việc kết hợp với các kỳ thi do từng trường tổ chức
- Cải cách thi tuyển sinh ở các trường đại học quốc lập, công lập, tư thục và cao đẳng công lập, dân lập
- Hệ thống chọn môn/mục phù hợp với từng trường đại học
Câu hỏi nhấn mạnh khả năng suy nghĩ và phán đoán
Cách thức trả lời của bài thi trong kì thi chung là “trắc nghiệm”. Sự khéo léo trong bố cục, dạng câu hỏi giúp đánh giá năng lực tư duy, năng lực phán đoán, năng lực diễn đạt… của thí sinh. Nhìn chung, số lượng câu hỏi có thể trả lời bằng cách ghi nhớ kiến thức và cách giải đã giảm đi mà thay vào đó là các câu hỏi yêu cầu giải quyết bằng cách thể hiện “năng lực tư duy” và “năng lực phán đoán”. Ngoài ra, kì thi này có đặc trưng là một lượng lớn câu hỏi ở dạng biểu đồ, bản đồ và đoạn văn; các tình huống học tập trong lớp, các tình huống phát hiện ra vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và ý tưởng để giải quyết dựa trên việc xem xét dữ liệu đề bài.
30 mục trong 6 môn học
Các môn thi trong kì thi chung bao gồm 30 mục trong 6 môn:
- Quốc ngữ (tiếng Nhật)
- Lịch sử địa lí
- Công dân
- Toán
- Khoa học
- Ngoại ngữ
Trong số này, thí sinh có thể thi tối đa 8 mục (9 mục nếu chọn Khoa học ①). Thí sinh sẽ tham gia kỳ thi bằng cách chọn các mục/môn học do trường đại học mà họ lựa chọn chỉ định. Có thể thi tối đa 2 môn địa lí lịch sử, công dân và khoa học (3 môn nếu chọn Khoa học ①) và 1 môn cho các môn khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lịch sử địa lý và công dân là 2 môn học trong 1. Ví dụ: khi làm 2 bài “Lịch sử thế giới B” thuộc môn địa lý và lịch sử, và “Xã hội hiện đại” thuộc môn công dân thì số môn thi được tính là 1.
Nhật Bản triển khai xét tuyển trực tuyến với kì thi tuyển sinh chung đại học từ năm 2025
Thí sinh nên chọn mục nào?
Điều này phụ thuộc vào trường đại học mà thí sinh đăng ký. Số lượng mục và môn học được chỉ định (đối tượng) trong kì thi chung sẽ dùng để đánh giá đạt/không đạt khác nhau tùy thuộc vào trường đại học. Nhiều trường đại học quốc gia và công lập yêu cầu 5 môn trở lên, trong khi các trường đại học tư nhân thường yêu cầu 2 đến 3 môn. Các môn cần chú ý khi chọn là: Ngoại ngữ không phải tiếng Anh, Toán I, Toán II, kế toán, nền tảng thông tin, địa lí lịch sử A. Điều này là do có nhiều trường đại học không chỉ định các môn này là môn thi. Ngoài ra, xã hội hiện đại, đạo đức, chính trị/kinh tế cũng là những môn không thể thi tại các trường đại học khó như Đại học Hoàng gia cũ.
3 nữ sinh viên đại học đầu tiên của Nhật Bản
Chỉ tiêu xét tuyển của các trường đại học quốc lập và công lập
Kỳ thi chung có thể được chia thành xét tuyển chung, xét tuyển tiến cử và xét tuyển tổng hợp. Những năm gần đây, chỉ tiêu xét tuyển theo diện xét tuyển chung và xét tuyển tiến cử ngày càng tăng lên, trong đó xét tuyển chung vẫn chiếm khoảng 80% tổng chỉ tiêu. Do đó thí sinh thi vào các trường đại học quốc gia và công lập nên bắt đầu ôn luyện cho kỳ thi chung bằng cách xét tuyển chung trước.
Danh sách các trường đại học sử dụng kết quả của Kì thi chung
Kì thi tuyển sinh năm 2023
Trong kỳ thi tuyển sinh năm 2023, nhiều trường đại học quốc gia và công lập áp dụng 7 mục trong kì thi chung. Khi thu hẹp xuống các trường đại học quốc gia, 88% yêu cầu 7 mục trở lên. Thành phần của hơn 7 mục này cũng khác nhau tùy thuộc vào trường đại học.
Cập nhật thông tin mới nhất về kì thi hàng năm tại: https://www.dnc.ac.jp/kyotsu/
Chi phí/Thời gian đăng kí
- Nếu thi 3 môn trở lên thì phí tham gia thi là 18.000 yên
- Nếu thi dưới 2 môn thì phí tham gia thi là 12.000 yên
- Nếu muốn nhận được thông báo về thành tích thi cần nộp 800 yên tại thời điểm đăng kí thi
Học sinh sắp tốt nghiệp cấp 3 hoặc bậc học tương đương sẽ nộp đơn thông qua trường mình đang học. Học sinh đã tốt nghiệp cấp 3 hoặc bậc học tương đương sẽ trực tiếp nộp đơn qua bưu điện. Đơn đăng ký tham gia Kì thi chung phải được nộp trước đầu tháng 10.
Xếp hạng các đại học trên thế giới năm 2024
Kì thi bổ sung
Đây là kỳ thi được tổ chức sau Kì thi chung dành cho những thí sinh không thể dự thi vì những lý do bất khả kháng như bệnh tật, tai nạn, thương tích, cha mẹ mắc bệnh nguy kịch, cháy nhà… Thí sinh chỉ được phép tham gia kỳ thi nếu lý do đăng ký được ban tổ chức công nhận. Việc đăng ký dự thi bổ sung có thể do chính người thí sinh hoặc người đại diện thực hiện, vì vậy nếu thí sinh biết mình không thể tham gia kỳ thi chung nên đăng ký ngay kì thi bổ sung. Nhìn chung, mức độ đề thi bổ sung khó hơn đề thi thực tế.
Câu chuyện khởi nghiệp của cô sinh viên đại học Nhật Bản
Học tiếng Nhật miễn phí tại LocoBee với các video học giao tiếp, Minna no Nihongo, thi thử JLPT – Nhanh tay đăng ký thành viên để học mọi lúc mọi nơi, hoàn toàn miễn phí!
(Sau khi đăng ký vào Sinh viên, chọn Tiếng Nhật thực hành để học qua các video, làm đề thi thử!)
Tổng hợp: LocoBee
bình luận