Người cao tuổi hay cười với người khác có ít nguy cơ cần chăm sóc lâu dài

Nghiên cứu của Đại học Tohoku và một số khác đã chỉ ra rằng những người cao tuổi hay cười với bạn bè, người thân có ít nguy cơ cần chăm sóc lâu dài hơn những người cao tuổi vừa xem tivi vừa cười một mình.

Nhóm nghiên cứu của Phó giáo sư Takeuchi Kenji thuộc Đại học Tohoku đã theo dõi hơn 12.000 người cao tuổi chưa cần chăm sóc trong khoảng 6 năm. Sau đó họ phân tích mối quan hệ giữa nguồn gốc phát sinh tiếng cười và nhu cầu cần chăm sóc sau đó.

người cao tuổi
Ảnh minh hoạ

Kết quả là những người “cười khi tương tác với người khác” (nói chuyện với bạn bè, vợ chồng; tương tác với con cháu) có nguy cơ cần được chăm sóc lâu dài thấp hơn khoảng 25% so với những người “cười khi ở một mình” (xem tivi, đọc truyện, xem hài).

Điều này đặc biệt đúng với những người cười với bạn bè. Nhóm này có nguy cơ cần được chăm sóc lâu dài sẽ thấp hơn khoảng 30% so với những người cười khi ở một mình.

Phó giáo sư Takeuchi nói rằng: “Điều quan trọng đối với người cao tuổi là có tình bạn và sự kết nối. Nếu chúng ta có thể tạo ra một môi trường mà người cao tuổi có thể tự nhiên cười với những người khác trong cuộc sống hàng ngày thì sẽ rất tuyệt vời. Đối với những người gặp khó khăn trong việc đi ra ngoài, họ nên liên lạc với bạn bè và tạo ra cơhội để cười, chẳng hạn như nói chuyện điện thoại.

Chi phí nuôi dưỡng người cao tuổi ở Nhật tiếp tục tăng cao kỷ lục

 

Theo Tohoku University

bình luận

ページトップに戻る