Đã hơn 150 năm kể từ khi Nhật Bản mở cửa các hải cảng với thế giới phương Tây sau nhiều thế kỷ bị cô lập, nhưng một số điều về nó vẫn khiến chúng ta hoang mang.
Dưới đây là 12 điều thú vị có thể bạn chưa biết về văn hóa Nhật Bản.
Nội dung bài viết
- #1. Omiyage không chỉ đơn giản là quà lưu niệm
- #2. Giáng sinh là một kỳ nghỉ lãng mạn
- #3. Giày dép khi vào nhà
- #4. Phụ nữ Nhật đã từng nhuộm răng đen
- #5. Vừa đi vừa ăn uống là bất lịch sự
- #6. Bóng chày cực kỳ được yêu thích
- #7. Vị trí đặt đũa có ý nghĩa
- #8. Ăn thịt ngựa là điều bình thường
- #9. Geisha đầu tiên là đàn ông
- #10. Mọi người rót cho nhau
- #11. Cách chính xác để thường thức cây cảnh
- #12. Tiếng húp xì xụp cũng là một lời khen
#1. Omiyage không chỉ đơn giản là quà lưu niệm
Thuật ngữ ‘omiyage’ thường được dịch là ‘quà lưu niệm’ trong tiếng Anh, nhưng omiyage còn có nghĩa nhiều hơn thế nữa. Không giống như những món quà lưu niệm mà mọi người thường mua cho mình, omiyage là món đồ mà mọi người mang về cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của mình sau một chuyến đi.
10 lựa chọn quà tặng khi từ Nhật trở về
Omiyage thường là thực phẩm đặc sản của các vùng khác nhau, được đóng gói trong những chiếc hộp có màu sắc rực rỡ đẹp mắt với các món ăn được gói riêng bên trong để dễ dàng chia phần. Trong khi việc mang về những món quà lưu niệm ở phương Tây là một cử chỉ đẹp thì ở Nhật Bản, việc mang omiyage sau một chuyến đi là một điều mong đợi.
#2. Giáng sinh là một kỳ nghỉ lãng mạn
Những người theo đạo Thiên chúa chỉ chiếm khoảng 2% dân số Nhật Bản, vì vậy Giáng sinh là một điều mới lạ ở Nhật Bản hơn là một ngày lễ mang tính tôn giáo.
Chúng ta thương thấy những màn trình diễn ánh sáng công phu và cây thông Noel dịp lễ này, nhưng hầu hết mọi người thường tổ chức vào đêm Giáng sinh hơn là Ngày Giáng sinh. Hơn nữa, đêm Giáng sinh được coi là một đêm hẹn hò, tương tự như Ngày lễ tình nhân, với những cặp đôi hẹn hò ăn tối sang trọng và trao nhau những món quà lãng mạn.
#3. Giày dép khi vào nhà
Có thể bạn đã biết rằng việc cởi giày khi bước vào nhà của ai đó ở Nhật Bản là lịch sự. Nhưng rất khó để biết liệu bạn có nên cởi chúng ở nhiều tòa nhà khác hay không, chẳng hạn như đền, miếu và nhà hàng.
11 điều cần biết khi tới thăm nhà người Nhật
May mắn thay, có một số dấu hiệu nhận biết dành cho bạn, chẳng hạn như nếu dép được đặt xung quanh lối vào, đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng khách nên cởi giày ngoài trời và đi dép vào thay thế. Ngoài ra, nếu sàn nhà được nâng lên ở lối vào, điều đó có nghĩa là khách nên cởi giày ở ngưỡng cửa trước khi bước vào bên trong và bước lên bề mặt được nâng lên đó.
#4. Phụ nữ Nhật đã từng nhuộm răng đen
Trong nhiều thế kỷ, nhuộm răng đen, được gọi là ohaguro, là tập tục phổ biến đối với phụ nữ Nhật Bản, đặc biệt là phụ nữ đã kết hôn và geisha. Ngoài việc được coi là hấp dẫn, tục này còn được cho là giúp bảo vệ khỏi sâu răng và các vấn đề nha khoa khác.
Phụ nữ sẽ bôi các chất khác nhau lên răng của mình, chẳng hạn như hỗn hợp sáp đánh răng và mực, để duy trì màu đen răng. Tập tục này đã bị cấm bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 khi Nhật Bản đưa ra những nỗ lực hiện đại hóa và làm cho văn hóa của nước này trở nên hấp dẫn hơn đối với người phương Tây.
#5. Vừa đi vừa ăn uống là bất lịch sự
Việc nhìn thấy ai đó ăn một túi khoai tây chiên hoặc nhâm nhi cà phê khi đi dạo trên phố ở các nước phương Tây là khá phổ biến, nhưng điều này không đúng ở Nhật Bản. Mặc dù đây không còn bị coi là hành vi bất lịch sự như trước đây, nhưng việc ăn hoặc uống trong khi đi bộ vẫn bị coi là hành vi hạ cấp và không đẹp mắt.
Ví dụ: khi hầu hết người Nhật mua đồ ăn hoặc thức uống từ máy bán hàng tự động trên đường phố, thì họ sẽ sử dụng hết món đồ đó trong lúc đứng bên cạnh chiếc máy để tránh vừa đi vừa ăn uống.
#6. Bóng chày cực kỳ được yêu thích
Sumo có thể là môn thể thao quốc gia của Nhật Bản và là môn thể thao mà mọi người thường nghĩ đến khi nhắc đến đất nước này, nhưng bóng chày mới thực sự là môn thể thao được xem và chơi nhiều nhất. Môn thể thao này được du nhập vào Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị và trở nên phổ biến rộng rãi nhờ sự hiện diện đông đảo của người Mỹ ở Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai. Nhật Bản có hai giải đấu bóng chày chuyên nghiệp, cũng như vô số các giải đấu trung học và đại học trên khắp đất nước.
Các trò chơi bóng chày của Nhật Bản đặc biệt đáng chú ý với các phần cổ vũ nhiệt thành, khi mọi người cùng hát các bài hát chiến đấu và tham gia cổ vũ có tổ chức liên tục trong hầu hết các trận đấu.
#7. Vị trí đặt đũa có ý nghĩa
Có một điều quan trọng khi dùng bữa ở Nhật Bản đó là là không được nhúng đũa vào thức ăn của bạn để gác đũa khi dừng bữa. Điều này thực sự giống một nghi lễ được thực hiện trong các đám tang ở Nhật Bản và nó được coi là một điềm xấu.
Cũng với lý do tương tự, việc chia sẻ thức ăn với người khác bằng cách chuyền đũa cho người khác cũng là điều cấm kỵ. Nếu bạn muốn chia sẻ, thay vì làm hành động trên, hãy dùng đũa của bạn để đặt thức ăn vào đĩa của người kia.
#8. Ăn thịt ngựa là điều bình thường
Thịt ngựa đã được tiêu thụ ở Nhật Bản từ cuối thế kỷ 16. Việc sử dụng loại thịt này trong nấu ăn đã tăng lên đáng kể vào những năm 1960, khi vai trò của ngựa trong nông nghiệp và vận tải giảm dần. Thịt ngựa sống, được gọi là basahi, thường được phục vụ trong các nhà hàng.
Cách tách đũa sao cho chuẩn nguyên tắc ăn uống Nhật Bản?
Món ăn này thường được ăn với gừng mài và shoyu ngọt. Loại thịt này có biệt danh là sakura niku (thịt hoa anh đào) vì nó có màu hồng nhạt giống sắc hoa anh đào.
#9. Geisha đầu tiên là đàn ông
Geisha thực sự có nghĩa là “con người của nghệ thuật” và những geisha đầu tiên là nam giới, những người khuyên các lãnh chúa phong kiến ngoài việc giải trí cho triều đình bằng các buổi biểu diễn và câu chuyện nghệ thuật khác nhau.
Các geisha nữ bắt đầu làm giải trí vào cuối thế kỷ 18 và ban đầu được gọi là onna geisha (nữ nghệ sĩ). Geishas nữ trở nên cực kỳ phổ biến, đông hơn nam giới chưa đầy 25 năm sau lần xuất hiện đầu tiên.
#10. Mọi người rót cho nhau
Khi mọi người uống cùng nhau và dùng chung một chai, chẳng hạn như rượu sake, thì tại bàn mọi người nên rót đầy ly cho nhau hơn là rót đồ uống của riêng mình.
Chờ người khác rót đầy ly cho bạn khi cạn ly và để ý đến ly của những người khác, vì họ sẽ đợi bạn đổ đầy ly. Nếu không muốn uống nữa, bạn chỉ cần để ly của mình đầy.
#11. Cách chính xác để thường thức cây cảnh
Có thể bạn đã biết, bonsai là thuật ngữ chỉ những cây thu nhỏ trong chậu được tạo kiểu nghệ thuật. Các cây được tạo kiểu dáng đẹp và thẩm mỹ đồng thời cũng bắt chước cách cây có thể trông lớn hơn trong tự nhiên. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi sau khi nhìn vào diện mạo tổng thể của cây cảnh, người xem có ý định hạ thấp tầm nhìn của họ xuống cùng mức với cây.
Bonsai – văn hoá “xanh” của Nhật Bản
Để hiểu rõ giá trị cây cảnh, người xem nên thử tưởng tượng mình nhỏ lại khi ngắm cây, để có thể hình dung nó trông như thế nào trong môi trường tự nhiên..
#12. Tiếng húp xì xụp cũng là một lời khen
Đối với một đất nước có quá nhiều quy tắc xã giao nghiêm ngặt, khiến nhiều người phương Tây bị sốc, húp mì hoặc súp xì xụp trong khi ăn là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được ở Nhật Bản. Trên thực tế, việc húp xì xụp không chỉ được chấp nhận – nó thực sự được khuyến khích. Đó được coi là một dấu hiệu cho thấy món ăn ngon và đó là một lời khen dành cho người nấu.
Giúp bạn dễ dàng ăn mì nhanh chóng khi chúng vẫn còn nóng, đây được cho là cách tốt nhất để đánh giá hương vị của món ăn. Húp xì xụp cũng có thể giúp nước dùng không bị trào ra quần áo khi ăn.
Bạn thấy thế nào về những văn hoá này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé!
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Tam đại mỹ nhân Nhật Bản ở nơi đâu?
Tổng hợp LOCOBEE
bình luận