Đại dịch corona làm giảm cơ hội gặp gỡ trực tiếp của mọi người và ở Nhật cũng vậy. Trong bối cảnh đó, nhiều công ty ở Nhật Bản, bao gồm cả một số công ty lớn, đã chuyển sang ứng dụng hẹn hò hỗ trợ bởi AI để giúp nhân viên của họ tìm thấy tình yêu để trở nên hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn.
Top 30 ứng dụng di động vô cùng hữu ích nên có khi sống và làm việc tại Nhật
Tổng cộng, khoảng 800 công ty và tổ chức trên toàn quốc đã đăng ký ứng dụng có tên Aill goen. Điểm thu hút của ứng dụng này là các đối tượng tiềm năng chỉ giới hạn cho nhân viên của các công ty tham gia. Do đó có thể nói đây là “một nền tảng an toàn và bảo mật” theo các nhà phát triển của dịch vụ.
“Mục tiêu của tôi là tạo ra một nền tảng giúp nhân viên dễ dàng đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và từ đó thúc đẩy sự phát triển của công ty”, chị Toyoshima, Giám đốc điều hành của Aill Inc., công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Tokyo, cho biết. Dịch vụ được ra mắt vào tháng 11 năm 2020.
Các công ty đã đăng ký cho đến nay bao gồm các công ty tên tuổi như Nippon Telegraph và Telephone Corp., Mizuho Securities Co., All Nippon Airways Co. và The Mainichi Newspaper Co.
Kinh nghiệm đăng kí kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Dịch vụ này đang được cung cấp như một phần của gói các chương trình phúc lợi mà nhiều công ty Nhật Bản dành cho nhân viên của họ. Nhiều công ty cũng đang có cả hỗ trợ tài chính cho những người lao động sử dụng đơn vị hỗ trợ hôn nhân.
Nhưng đối với nhân viên, Aill goen là một lựa chọn rẻ hơn nhiều. Nó có giá 6.000 yên (khoảng 1,2 triệu đồng) mỗi tháng. Ngược lại, các dịch vụ của các đơn vị hỗ trợ hôn nhân thông thường có giá gần gấp đôi, cùng với phí đắt đỏ khác đôi khi lên tới hàng trăm nghìn yên mà các cá nhân có thể phải tự chi trả.
Kết hôn với người Nhật: Thủ tục đăng ký kết hôn khi hai người ở 2 đầu Việt – Nhật
Mặc dù có nhiều ứng dụng hẹn hò trên khắp thế giới với các tính năng hỗ trợ bởi AI, chẳng hạn như tìm ra sở thích của người dùng liên quan đến ngoại hình của đối tác. Aill goen lại tập trung vào việc gợi ý khi nào nên đặt câu hỏi và đặt câu hỏi gì… AI chỉ hỗ trợ khi nó xác định cuộc trò chuyện của cặp đôi đã đi vào bế tắc và “cần phải có sự can thiệp của nó để “cứu chữa” tình thế”.
Chị Toyoshima cho biết mình nảy ra ý tưởng phát triển dịch vụ này vào năm 2018 sau khi trở thành ứng cử viên cho vị trí cấp điều hành khi làm việc tại một công ty dược phẩm lớn của Nhật Bản.
Việc thăng chức có nghĩa là thời gian làm việc dài hơn và chị Toyoshima đã quan tâm đến cuộc sống cá nhân của mình hơn. Lý do đó là vì phần lớn phụ nữ ở các vị trí cao khi đó đều độc thân và hầu như không có thời gian để theo đuổi hạnh phúc cá nhân của mình.
Người Nhật muốn kết hôn với bạn đời làm trong 20 doanh nghiệp này
Vậy là cô đã tìm đến ông Hidenori Kawamura, một giáo sư tại Đại học Hokkaido, người cùng với hai nhà nghiên cứu khác đã phát triển AI trong 2 năm qua.
Kết quả là ứng dụng Aill goen có các tính năng biểu đồ khả năng tương thích của cặp đôi, cũng như thanh hiển thị mức độ thích của một đối phương tiềm năng dựa trên cách các cuộc trò chuyện dạng tin nhắn chữ.
Dịch vụ của Aill goen ra mắt trong bối cảnh bùng nổ việc sử dụng các dịch vụ hẹn hò trực tuyến và sự tăng cường hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Nhật Bản cho các thành phố huy động AI và dữ liệu lớn big data để hỗ trợ hôn nhân của công dân nước này trong bối cảnh tỷ lệ sinh đang giảm.
Chính phủ Nhật đã dành 2 tỷ yên để hỗ trợ các chương trình thúc đẩy mai mối của các chính quyền địa phương trong năm tài chính bắt đầu vào tháng 4, với tỷ lệ trợ cấp của nhà nước tăng từ 1/2 lên 2/3 khi hỗ trợ AI được kết hợp.
Trong khi đó, quy mô tổng của thị trường mai mối trực tuyến ở Nhật Bản đã tăng gần gấp 4 lần từ năm 2016 đến năm 2020 và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng, theo một đơn vị của CyberAgent Inc.
Quan điểm về kết hôn và sinh con theo chuyên gia Nhật Bản
Cảnh giác với lừa đảo đầu tư tiền ảo khi sử dụng ứng dụng hẹn hò ở Nhật
Theo The Mainichi