お辞儀/”Cúi đầu”- Ojigi là một trong những hành động mà người Nhật thực hiện thường xuyên trong đời sống hàng ngày đến công việc. Đó là một trong những nét văn hóa Nhật Bản thú vị nhất đối với người nước ngoài.
Mặc dù nó được dịch sang tiếng anh là “bow” hay “cúi đầu” trong tiếng Việt, nhưng gần đây “Ojigi” đang lan rộng ra thế giới như một từ vựng vậy.
Cùng tìm hiểu về văn hoá này nhé!
Nội dung bài viết
10 phát minh đẳng cấp thế giới của Nhật Bản
#1. Văn hoá Ojigi bắt đầu từ khi nào?
Người ta nói rằng khởi đầu của việc cúi chào là sự ra đời của nghi thức Trung Quốc trong thời kỳ Asuka-Nara. Bằng cách cúi đầu, người thực hiện cho đối phương thấy rằng họ không thù địch mà là tôn trọng đối phương.
Trong văn hóa phương Tây, “bắt tay” chứng tỏ rằng bạn không có vũ khí trong tay (không có thù địch), và những cái bắt tay có sức lan tỏa như một lời chào.
#2. Phân loại Ojigi
Cúi chào ở Nhật Bản có thể được chia thành 2 loại: “zarei”/座礼, được thực hiện trong tư thế ngồi và “ryurei”/立礼, được thực hiện trong khi đứng.
Từ đó, lại có thể tiếp tục chia thành 3 kiểu, “会釈/Eshaku”, “敬礼/Keirei” và “最敬礼/Saikeirei”, tùy thuộc vào độ sâu của cúi chào. Người nước ngoài lần đầu tiếp xúc với người Nhật chắc hẳn phải rất ngạc nhiên khi biết rằng ý nghĩa của việc cúi chào là khác nhau.
- 会釈/Eshaku… Nghiêng phần trên của bạn 15 độ, dược sử dụng cho những lời chào đơn giản, đi ngang qua nhau
- 敬礼/Keirei … Nghiêng thân trên của bạn 30 độ, dùng cho khách hàng và cấp trên
- 最敬礼/Saikeirei … Nghiêng thân trên của bạn 45 độ, được sử dụng khi đưa ra lời biết ơn hoặc lời xin lỗi
#3. Ý nghĩa của Ojigi
Ojigi nhìn chung được thực hiện trong nhiều tình huống của đời sống, ví dụ như:
- Chào hỏi
- Bày tỏ lòng biết ơn
- Xin lỗi
- Yêu cầu giúp đỡ
- Tham quan các đền chùa, v.v.
Ngoài ra, nhiều người có thể cúi chào người không ở trước mặt họ khi nói chuyện qua điện thoại. Ở Nara, nhiều người nước ngoài bị sốc khi chứng kiến người Nhật Bản cúi đầu chào hươu khi đưa bánh gạo cho hươu.
#4. Ojigi trong kinh doanh
Trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản, cúi chào là một yếu tố quan trọng tạo ra sự tín nhiệm. Có nhiều kiểu khác nhau, chẳng hạn như các tình huống khác nhau và các vị trí tay khác nhau cho nam và nữ.
Người ta nói rằng Ojigi của nam giới được mô phỏng theo các nghi lễ quân đội, và của phụ nữ được mô phỏng theo các tiếp viên hàng không.
Bạn thấy văn hoá mang tên Ojigi này thế nào?
Văn hoá Nhật Bản: Người Nhật cúi chào và bắt tay như thế nào?
20 điều khách du lịch nước ngoài nói về Nhật (kì cuối)
Tổng hợp LOCOBEE
bình luận