Làm việc ở Nhật: 18 điểm cần chú ý khi thiết đãi đối tác kinh doanh (kì 3)
Trong kinh doanh, các mối quan hệ với khách hàng và đối tác kinh doanh là quan trọng. Thiết đãi là một việc làm cần có để có thể phát triển và giữ cho mối quan hệ này trở nên suôn sẻ. Trong số đó, phổ biến nhất là kiểu ăn tối, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và ý thức từ phía “chủ nhà” – công ty mời đối tác.
Tuy nhiên, đối với những người chưa có kinh nghiệm thì có thể lo lắng và bỡ ngỡ. Chính vì thế tại chuỗi bài viết mới này, LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn các mẹo và cách cư xử khác nhau để có một buổi thiết đãi thành công.
Nội dung bài viết
5 điểm cần chú ý khi gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn
#1. Trò chuyện
Hội thoại có thể là phần quan trọng nhất của buổi thiết đãi. Nội dung chính của cuộc trò chuyện sẽ tuỳ thuộc vào mục đích của buổi thiết đãi. Bí quyết ở đây đó chính là bắt đầu cuộc trò chuyện một cách khéo léo.
Chủ đề dễ nói nhất để bắt đầu cuộc trò chuyện là thời tiết. Hoặc ngoài ra bạn có thể bắt đầu với những mẩu tin tức đang dành được nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, nếu biết được sở thích của đối phương, các chủ đề tương ứng như nấu ăn, khẩu vị, sở thích… cũng là một chủ đề có thể lựa chọn.
Trước buổi thiết đãi hôm đó, nếu bạn tìm hiểu thông tin về tình hình khách hàng và nhắc tới một cách khéo léo để mở lời chắc chắn cũng không làm đối phương phật lòng.
#2. Chú ý với đồ ăn nhiều dầu mỡ
Ở các buổi thiết đãi, các món ăn chính thường là thịt hoặc cá. Bạn cũng cần phải lưu ý rằng nó có thể có nhiều dầu mỡ, chẳng hạn như đồ chiên. Những món ăn này ít nhiều sẽ người ăn bị bẩn tay và đũa. Vì vậy, khi khách ăn xong đồ ăn, hãy yêu cầu nhân viên cung cấp thêm khăn lau tay và đũa.
Bạn cũng cần cẩn thận khi uống rượu sake có hàm lượng đường cao. Rất dễ bị dính nên bạn có thể yêu cầu thêm khăn lau tay để giữ cho tay luôn sạch sẽ rất tiện lợi.
#3. Để ý thời gian ra trà và nước lạnh
Bạn cũng nên gọi trà cho số lượng người có tại buổi hôm đó ngay khi nhịp độ bữa ăn của khách chậm lại. Ngoài ra cũng cần thay đổi chủ đề cuộc trò chuyện tuỳ theo nhịp độ buổi tiệc.
Ngoài ra, khi bạn uống đồ uống có nồng độ cồn cao như rượu sake, hãy nhờ nhân viên nhà hàng mang nước tới kèm theo đó. Nước có tác dụng pha loãng, hạn chế việc bị say quá sâu.
#4. Để ý đến ly của khách
Khi cuộc thiết đãi được diễn ra, căng thẳng ban đầu sẽ được giải tỏa và cuộc trò chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, đừng vì quá bị cuốn vào câu chuyện mà quên đi vai trò là người mời khách của bạn. Bạn phải luôn chú ý đến ly của khách và rót cho khách hay đưa thực đơn đồ uống cho khách khi đồ uống của họ cạn hoặc còn rất ít.
Ngay cả khi là khách, đối tác của bạn cũng thường cảm thấy không thoải mái khi tự mình gọi đồ uống. Vì vậy hãy cố gắng tạo không khí giúp khách dễ dàng gọi bằng cách nhờ nhân viên của quán gợi ý. Điều cơ bản trong xã giao đó chính là không mang tính ép buộc, gò bó.
Hẹn gặp bạn ở kì tới với các bí quyết khác tiếp tục sẽ được chia sẻ.
Làm việc ở Nhật: 18 điểm cần chú ý khi thiết đãi đối tác kinh doanh (kì 1)
Làm việc ở Nhật: 18 điểm cần chú ý khi thiết đãi đối tác kinh doanh (kì 2)
Tổng hợp LOCOBEE
bình luận