[Horenso] 3 điểm cần lưu ý khi trao đổi trong môi trường làm việc Nhật Bản

Ho – Ren – So là ba chữ cái đầu của 3 bước cần thực hiện khi làm việc ở công ty Nhật gồm Báo cáo (Hokoku – 報告) – Liên lạc (Renraku – 連絡) – Trao đổi (Sodan – 相談).

Nếu bạn gặp khó khăn khi đưa ra quyết định hãy trao đổi, tham khảo và xin ý kiến từ những người xung quanh như đồng nghiệp, đàn anh, cấp trên… Những lúc như thế này cần phải chú ý những điểm nào, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu các điểm cần chú ý khi Báo cáo và Liên lạc:

Làm việc ở Nhật: 9 nguyên tắc khi báo cáo lên cấp trên

4 điểm cần lưu ý khi liên lạc trong môi trường làm việc Nhật Bản

 

1. Trao đổi ngay khi không chắc chắn

Nếu bạn làm việc với sự không chắc chắn, bạn sẽ mất đi hiệu quả và chất lượng, đôi khi dẫn đến những thiệt hại to lớn tổn thất đến hình ảnh và doanh thu của công ty. Do đó khi có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy nói chuyện với tiền bối hoặc cấp trên của bạn.

都合がつくsử dụng trong công việc như thế nào?

 

2. Người đầu tiên tham khảo ý kiến ​​là người cấp trên trực tiếp của bạn

Trong nhiều trường hợp, những cần có sự hướng dẫn cụ thể như “Tôi chưa hiểu mình cần phải làm gì” và “Tôi nên làm gì trong những trường hợp đó”, người có thể trả lời ngay lập tức cho bạn là cấp trên trực tiếp ra chỉ đạo đó tới bạn. Chính vì thế, lưu ý tiếp theo đó chính là người đầu tiên nên tham khảo ý kiến ​​là người giám sát, cấp trên trực tiếp của bạn.

 

3. Đề xuất một cách khoa học và thuyết phục

Trong quá trình tiến hành công việc, nhiệm vụ nào đó, bạn có thể khám phá ra những cách hiệu quả khác hoặc nảy ra những ý tưởng mới. Những lúc này cùng cần có sự tham vấn để những ý tưởng đó trở nên có hiệu quả hơn. Những đề xuất mang tính xây dựng có thể mang đến sức sống, khí thế mới cho tổ chức, bộ phận của bạn. Nó không chỉ giúp ích cho công ty bạn mà bạn còn sẽ có thể nhận được sự đánh giá, tín nhiệm từ cấp trên và đoàn thể.

Tuy nhiên đừng chỉ đề xuất một cách chung chung mơ hồ. Bạn cần chuẩn bị tốt cho mình những bằng chứng, con số, dữ liệu để làm cho đề xuất, ý tưởng, phương án của bạn có tính chắc chắn, chặt chẽ và giàu tính thuyết phục hơn. Do đó, khi đề xuất điều gì đó nên nêu ra 2 phần cụ thể là phương án đề xuất và chứng cứ. Chỉ có như vậy đối phương mới muốn lắng nghe bạn và đánh giá bạn được tốt hơn.

Vậy là lần tới bạn đã tự tin hơn khi báo cáo – liên lạc – trao đổi (Horenso) trong môi trường làm việc rồi đúng không nào? Chúc bạn làm việc hiệu quả!

11 cách giảm thuế ở Nhật người đi làm có thể tận dụng (kì cuối)

 

Tổng hợp LOCOBEE

Facebook