Chế độ nghỉ thai sản khi làm việc ở Nhật (kì 1)

Nếu bạn đang làm việc ở Nhật và có dự định sinh con thì hãy trang bị cho mình một số kiến thức về chế độ nghỉ thai sản nhé. Tại chuỗi bài viết về chủ đề nghỉ sinh, LocoBee sẽ giới thiệu tới bạn những kiến thức này.

Điều cần biết khi thông báo chuẩn bị nghỉ sinh ở công ty Nhật

 

Khái niệm cơ bản về nghỉ thai sản

“Nghỉ thai sản” có nghĩa là nghỉ để sinh con. Tiếng Nhật là 産休 – sankyu.

Tên chính thức của chế độ nghỉ thai sản là 産前産後休業 (Sanzen sango kyugyo) – “nghỉ trước và sau khi sinh”. Đây là chế độ nghỉ phép đặc biệt được pháp luật Nhật Bản quy định (Luật Tiêu chuẩn Lao động) để lao động nữ có thể cân bằng giữa sinh con và làm việc. Nam cũng được nghỉ chăm con sau khi con chào đời nhưng nghỉ thai sản chỉ áp dụng đối với lao động là nữ.

Nghỉ thai sản (sankyu) nói ở phần đầu bao gồm cả việc nghỉ trước và sau khi sinh.

 

Thời gian của chế độ nghỉ thai sản

Có hai hình thức nghỉ thai sản là “nghỉ thai sản trước khi sinh” và “nghỉ thai sản sau khi sinh”.

Theo luật, có thể nghỉ trước khi sinh 6 tuần kể từ ngày dự sinh và sau sinh có thể nghỉ 8 tuần sau khi sinh con. Ngoài ra, trường hợp sinh đôi, sinh ba (đa thai) thì có thể nghỉ trước ngày dự sinh 14 tuần.

Tuy nhiên, nghỉ trước sinh không phải là bắt buộc, điều này chỉ xảy ra có yêu cầu từ người lao động mang thai. Vì vậy, có thể tiếp tục làm việc cho đến gần ngày sinh con vì những lý do như “Tôi muốn đi làm thêm” hoặc “Tôi muốn nhận lương vững thay vì trợ cấp nghỉ thai sản”.

Chi phí cần chuẩn bị cho việc mang thai và sinh con ở Nhật

Công ty không có “nghĩa vụ” cho nhân viên nghỉ thai sản trừ khi người lao động yêu cầu nhưng sẽ cần thực hiện các biện pháp như cung cấp hướng dẫn về chế độ nghỉ thai sản và xem xét tình trạng thể chất. Như sẽ trình bày ở phần sau, công ty không được lùi thời gian nghỉ thai sản hoặc từ chối nghỉ thai sản mặc dù người lao động đã yêu cầu nghỉ thai sản.

Không giống như nghỉ trước khi sinh, nghỉ sau khi sinh là nghĩ vụ bắt buộc bất kể chủ ý của người lao động.

Tuy nhiên, sau sinh 6 tuần, nếu người lao động có thể làm công việc với nhận định của bác sĩ là an toàn. Nói cách khác, người lao động phải nghỉ việc 6 tuần sau khi sinh nhưng có thể trở lại làm việc trong 2 tuần còn lại.

 

Tính pháp luật của chế độ nghỉ thai sản

Nội dung trên được quy định tại Điều 65 Luật Lao động, lao động nữ mang thai có “quyền” nghỉ thai sản. Nếu người lao động có nguyện vọng nghỉ thai sản thì công ty không được từ chối cho người lao động nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, kể cả những lý do như “vì thiếu lao động” hoặc “vì ảnh hưởng đến tiến độ công việc”.

Ngoài ra, nghỉ thai sản là quyền lợi hợp pháp của người lao động, không giống như chế độ nghỉ phép mà công ty cung cấp như một phúc lợi, chẳng hạn như nghỉ tang, hỉ. Vì vậy, theo luật sẽ không có công ty nào không có chế độ nghỉ thai sản.

Ngay cả khi chỉ có một người lao động, công ty vẫn phải cho nghỉ thai sản nếu người lao động nữ đó có nguyện vọng nghỉ thai sản.

 

Đối tượng có quyền hưởng chế độ nghỉ thai sản

Nhiều người nghĩ rằng chỉ những người lao động là nhân viên chính thức mới được nghỉ thai sản. Tuy nhiên việc nghỉ sinh con không phụ thuộc vào loại hình lao động.

Vì vậy, ngay cả lao động nữ trong các hình thức lao động như nhân viên hợp đồng, nhân viên bán thời gian cũng có thể nghỉ thai sản.

Tuy nhiên, nếu là chế độ nghỉ thai sản thì cần phải có điều kiện là người lao động phải làm việc cho công ty. Nếu thời gian hết thời hạn hợp đồng hoặc nghỉ việc thì không được coi là hưởng chế độ nghỉ thai sản. Tuy nhiên trường hợp vì lý do nghỉ thai sản mà công ty không gia hạn hợp đồng là không được chấp nhận.

Hẹn gặp lại bạn ở kì tới!

Sinh con tại Nhật Bản! Bạn có thể nhận được bao nhiêu tiền khi nghỉ thai sản?

 

Tổng hợp LOCOBEE

bình luận

ページトップに戻る